Từ pháp hội Linh sơn, đức Thế tôn cầm cành hoa giơ lên trước chúng. Bấy giờ, mọi người đều làm thinh, chỉ có ngài Ca diếp rạng mặt mỉm cười. Phật dạy: “ Ta có chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm Niết bàn, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, nay trao lại cho Ma ha Ca diếp.” Và cho đến khi Bồ-đề-đạt-ma đến Trung quốc tuyên bố rằng: “ Chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, không lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo.” Qua những lời dạy này, đã nêu rõ chủ đích và sự kế thừa của Thiền tông rồi.
Ở đây, chúng ta thấy rõ ràng đức Phật và các vị Tổ sư đã nêu rõ chủ đích lấy Tâm làm gốc, và không cửa là cửa pháp. Nhưng đã không cửa thì làm sao lọt qua? Như vậy thì lời dạy của các vị Tổ sư cũng chỉ là việc lấy đũa quơ trăng, gãi ngứa trên giày, khi không dậy sóng, đem thịt da lành lặng mổ lấy nhọt, thì có ăn nhằm vào đâu? Song quí vị cứ an tâm đi, há chẳng nghe Mã tổ-Đaọ nhất trả lời cho vị tăng sao!
“ Tăng hỏi:
- Vì sao Hòa thượng nói: Tức tâm tức Phật?
Mã tổ đáp:
- Vì để dỗ con nít khóc.
Tăng hỏi:
- Khi nín rồi phải làm sao?
Mã tổ đáp:
- Chẳng phải tâm chẳng phải Phật.
Tăng thưa:
- Trừ hai việc trên ra, nếu có người hỏi thì phải trả lời như thế nào?
Mã tổ đáp:
- Nói với Y là chẳng phải vật.
Tăng hỏi:
- Nếu chợt trong kia có người đến thì sao?
Mã tổ đáp:
- Liền dạy Y thể hội đaị đạo.”
Qua công án này, nếu thấy rõ được lời dạy này, thì chúng ta sẽ thấu rõ được Không cửa là cửa Pháp (không cửa này không đối lập với có cửa), và chúng ta mỗi người tự lọt qua cửa Tổ rồi, cho dù có cửa hay không có cửa cũng mặc, không bận gì đến chúng ta. Có thế chúng ta mới tự tại bước vào thế giới sống động không một chút vướng bận, đối với các thế lực vô minh đang ngăn cản bước tiến của chúng ta.
Ở đây, Thượng sỹ Tuệ Trung sẽ là người hướng dẫn chúng ta quét sạch các thế lực vô minh đang bao phủ, và thủ tiêu mọi kiến giải có được về khái niệm, về nhị nguyên, về nhân quả v.v… trong cuộc sống trần gian này của mỗi chúng ta. Hãy lắng tai nghe bằng mắt, hãy mở mắt thấy bằng tai qua ngôn ngữ dạy người của Thượng sỹ Tuệ Trung, thì chúng ta mới có thể làm một caí nhảy vọt vào cửa Tổ được.
“ Một hôm hoàng hậu Thiên Cảm mở tiệc trong cung mời ông vào dự. Trên bàn tiệc có những thức ăn chay và mặn, ông đã ăn thức ăn một cách không phân biệt. Hoàng hậu hoỉ:
- Anh tu Thiền mà ăn cá thịt, làm sao thành Phật được?
Thượng sỹ Tuệ Trung đáp:
- Phật là Phật, Anh là anh, anh không cần thành Phật, Phật không cần thành anh. Em không nghe cổ đức nói: Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao?”
Ở đây, Thượng sỹ nói Phật –Anh, Văn Thù-Giải thoát là gì? Và Thượng sỹ trả lời tiếp nhân câu hỏi của Nhân tông:
“Bạch Thượng-sĩ, chúng-sanh quen cái nghiệp ăn thịt uống rượu thì làm sao thoát khỏi tội báo ? Tuệ-Trung đáp :
Nếu có người đang đứng xây lưng lại, thình lình có vua đi ngang qua sau lưng người này không biết, cầm một vật ném nhằm vua . Thử hỏi người ấy có sợ hay không, ông vua có giận hay không ? Nếu biết hai việc này không dính-líu nhau . Rồi ông đọc bài kệ sau đây cho vua nghe :
Muôn pháp đều vô thường
Tâm ngờ tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Không hạt không mầm sanh .
Nhân-Tông hỏi tiếp :
Vậy thì công phu giữ giới trong sạch không chút xao-lãng để làm gì ?
Tuệ-Trung cười không đáp, nhưng vua cố nài . Tuệ-Trung đọc bài kệ sau đây :
Trì giới và nhẫn nhục
Thêm tội chẳng được phước
Muốn siêu việc tội phước
Đừng trì giới nhẫn nhục
Như người muốn leo cây
Đương yêu tự chuốt nguy
Nếu đừng leo vây nữa
Trăng gió làm được gì ?
Qua những bài kệ này, Tuệ-Trung đã trả lời quá rõ ràng cho chúng ta rằng : Sở dĩ có nhân-quả tội-phước là do tâm chấp trước, nên bị chúng kéo-lôi không thể giải thoát ra được . Muốn giải thoát ra thì hãy phá bỏ mọi định-kiến chấp-trước , thì tự nhiên tự-tại . Hãy nghe Thượng-sĩ đọc tiếp :
Hằng ngày khi đối cảnh
Cảnh đó do tâm sanh
Tâm cảnh đều không tịch
Khắp chốn tự viên thành .
Trong pháp tiếp ngườicủa thượng sĩ Tuệ-trung ông đã sử dụng một thứ ngôn ngữ nhẹ-nhàng trôi chảy,nhưng có một sức mạnh phá vở thuyết-phục, nhằm giải phóng cơ mê của người đối thoại ra khỏi ngục tù vây hãm của mọi kiến-giải về nhị nguyên . Những đòn phép này, Tuệ-Trung không những không nhằm đưa người đối thoại đến một giải pháp hợp lý thoã mãn nào, mà còn tạo cho cho người đối htọai một cảm giác lạc hướng đi . Từ đó họ tựï mở cho mình một con đường sống tự-tại . Đây chúng ta hãy cùng lắng nghe :
Có vị tăng đến hỏi :
“ Bạch Thượng Sỹ, tôi vì sanh tử là việc lớn, vô thường nhanh chóng; song không biết thân này từ đâu sinh ra? Chết sẽ về đâu?”
Thượng Sỹ đáp:
“ Giữa trời dù có đôi vành chuyển
Biền cả ngại gì bọt cỏn con?”
Người hỏi luôn luôn ôm ấp nỗi sống chết dằng dặc trong tâm, đâm ra ám ảnh sợ hãi cơn vô thường luôn luôn chờ chực một bên, cần giải quyết và tìm hiểu. Nhưng khi đến ông, Thượng Sỹ thay vì có một đáp án trực tiếp hợp lý. Ở đây ông đã bị Thượng sỹ taọ ra một cảm giác lạc hướng đi. Taị sao người ta cần giải quyết vấn đề sống chết, và việc đến đi của thân này, mà Thượng sỹ lại nói đến trời trăng sóng nước? Ở đây, nếu là kẻ lanh cơ, không bị kiến giải thiên kiến nhị nguyên rói buộc, thì chợt nhận ra ngay. Thử hỏi trời trăng là gì? Bầu trời là gì? Nước biển là gì? Bọt sóng là gì? Sóng có ngoài nước không? Chúng là một hay là khác? Chúng có ngại lẫn nhau không? Nếu nhận ra được chúng, thì vấn đề sanh tử không cần phải bận tâm đặt ra. Khi vấn đề sanh tử đã không đặt ra, thì vấn đề từ đâu sinh ra, sẽ đi về đâu cũng không thành vấn đề; vì vấn đề sanh tử không ngoài nhau, nên không có đầu và cuối, đã không có đầu và cuối thì làm gì có đến và đi.
Bây giờ, chúng ta thưởng thức cú đánh nghịch lý ac1 liệt của Thượng sỹ về pháp thân trong sạch.
“Một vị Tăng hỏi:
“ Thế nào là pháp thân trong sạch?”
Thượng sỹ đáp:
“ Ra vào nước đái trâu,
Nghiền ngẫm trong phân ngựa.”
Tăng hỏi:
“ Làm sao chứng nhập được?”
Thượng sỹ đáp:
“ Không có niệm nhơ bẩn, đó là pháp thân trong sạch.”
Hãy bài kệ ta đọc:
“ Xưa nay không sạch nhơ,
Sạch nhơ là tên giả;
Pháp thân không chướng ngaị,
Đục trong là caí naò?”
Qua cuộc đối đáp này, người đối thoại bị ám ảnh bỡi thiên kiến trong sạch. Thượng sỹ muốn dùng hình ảnh nước đái trâu và phân ngựa trái nghịch nhau để giải độc cho người đối thoại, từ đó họ chợt hiểu rằng sạch nhơ không là gì cả, chỉ vì tâm phân biệt chấp trước nên có sạch nhơ. Khi không còn chấp, không còn niệm phân biệt sạch nhơ nữa thì đó chính là pháp thân.
Chúng ta hãy tiếp tục lắng nghe pháp hóa giải Đồng và Khác của Thượng sỹ.
“Có Tăng hỏi:
“ Pháp thân với sắc thân giống nhau hay khác nhau?”
Thượng sỹ đáp:
“ Gươm mang hiệu Long tuyền,
Ngọc xưng Thiên hổ phách.”
Hay Tăng hỏi:
“ Bồ đề và phiền não khác nhau hay giống nhau?”
Thượng sỹ đáp:
“ Trong nước có vị muối,
Giữa sắc có màu keo.”
Vấn đề sai lầm lớn của chúng ta là từ bỏ thế giới hiện thực đang sống, để đi tìm một thế giới vĩnh cửu nào đó ở bên ngoài thế giới này. Từ đó chúng ta dựng lên một thế giới ngăn cách giữa phiền não và Bồ đề, giữa mê và ngộ, giữa phiền não trói buộc và giải thoát, giữa Phật và chúng sanh, giữa sanh tử và Niết bàn, giữa sắc thân và pháp thân, giữa phàm phu và Thánh, cho nên đẻ ra quan niệm nhị nguyên, và chấp nhận chúng như là một thực tại cần phải vươn tới, mà không biết đó là giả danh do con người phân biệt đặt ra. Ở dây Thượng sỹ mời người đối thoại đi thẳng vào thế giới hiện thực đang sống để thực chứng bằng cách tháo gỡ mọi bức tường phân biệt chấp trước đang vây quanh. Oâng baỏ ranh giới phân biệt là nguồn gốc của mọi sự ràng buộc sai lầm, nó là sợi giây ràng buộc chúng ta trong sanh tử luân hồi đau khổ. Hãy phá tung ọi ranh giới chấp trước phân biệt, và sống với caí Đang-là hiện hữu, nghĩa là phải sống theo: “ Tùy duyên pháp hợp, xứng vật dụng thành; Tùy duyên pháp biến theo vật dụng thông.” Ông nói tiếp:
“ Từ không hiện có, có-không thông,
Có có, không không cứu cánh đồng;
Phiền não Bồ đề vốn không khác,
Chân như vọng niệm thảy đều không.
Thân như kính huyễn, nghiệp như ảnh,
Tâm như gió mát, tánh giống bồng;
Đừng hỏi tử sanh, ma giống Phật,
Muôn sao hướng Bắc, thủy triều Đông.”
Thái độ lệ thuộc vào khái niệm, và cho đó là cứu cánh kiến giải là một thái độ nguy hiểm cần phải đập tan, vì chúng chỉ nuôi lớn tà kiến mà thôi, không có ích gì đến giải thoát. Thượng sỹ gặp những người có khuynh hướng này ông thường thẳng tay không thương tiếc. Nhằm muốn giải tỏa họ ra khỏi áp lực tà kiến đang vây khốn, bằng cách lật ngược tất cả mọi kiến giải về khái niệm mà họ có được qua học hỏi, làm cho họ không còn nơi đặt chân để làm điểm tựa. Từ đó họ hụp lặn trong mối NGHI TÌNH, và tự quay đầu chuyển não. Đây chúng ta thử lắng nghe một vaì cuộc đối thoại.
“Tăng hỏi:
“ Thế nào là đạo?”
Tuệ Trung đáp:
“ Đạo không dính dấp gì đến câu hỏi, câu hỏi không dính dấp gì đến Đạo.”
Lại hỏi:
“ Các hàng Thạc đức ngày xưa nói: ‘ Vô tâm là Đạo’ có phải vậy không?”
Tuệ Trung đáp:
“ Vô tâm chẳng phải đạo,
Không đạo cũng không tâm.”
Lại nói:
“ Nếu họ bảo Vô tâm là đạo, vậy thì tất cả cây cỏ đều là đạo cả sao? Còn bảo Vô tâm chẳng phải đạo, thì cần gì phải nói Là với không Là? Hãy nghe ta nói bài kệ
“ Vốn không tâm không đạo,
Có đạo chẳng Vô tâm;
Tâm, Đạo vốn hư tịch,
Đuổi tầm nó ở đâu?”
Vị Tăng chợt lãnh hội ý chỉ, làm lễ lui ra.
Điều sai lầm trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, là dùng khái niệm để định nghĩakhái niệm, và cứ như thế tạo ra sự trói buộc lòng vòng lẫn nhau, không bao giờ thoát ra khỏi khái niệm. Ở đây, khái niệm Đạo được vị Tăng đem ra ướm thử Thượng sỹ, không ngờ câu trả lời lại trái nghịch những điều ông ta đã sở đắc nơi các vị Thạc đức tiền bối. Biết thế, nhưng ông vẫn cố chấp vào khái niệm Vô tâm, mà ông đã đánh đổi được từ khái niệm Đạo, và coi đó như là một cứu cánh hợp lý để phản công lại Thượng sỹ. Thượng sỹ qua câu đầu, đã bảo thẳng với vị Tăng rằng: ‘ Tất cả mọi ý niệm, mọi câu hỏi, mọi câu trả lời đều không dính líu gì đến Đạo cả.’ Vì Đạo vượt lên trên mọi sở đắc có được của mọi khái niệm, mà phải thực chứng bằng Thiền định. Ngay đến giải pháp thực chứng bằng Thiền định cũng được coi như là tạm thời, và bị vượt qua. Vì tự thân Đạo có gì vướng mắc, nếu còn vướng mắc vào khái niệm thì không phải là Đạo.
Tại sao ở đây, vị Tăng đã viện dẫn lời nói của các hàng Thạc đức cổ xưa: ‘ Vô tâm là Đạo’ mà Thượng sỹ nói nghịch lại ‘ Vô tâm không phải là Đạo?’ Đây cũng là đoàn phép phủ định Vô tâm. Vì Vô tâm cũng chỉ là một khái niệm, mà đã là khái niệm thì không còn là Vô tâm nữa. Tuy nhiên, sau khi đã lật ngược mọi kiến giải khái niệm về Đạo của vị Tăng, làm cho ông ta không còn có chỗ để bám víu, nương tựa, từ đó ông ta mới giải thích và hướng dẫn vị Tăng đến cách nhìn đúng sự thật.
Qua công án trên, chúng ta thấy cho dù, người đối thoại có viện dẫn những lời dạy của các vị Thạc đức xa xưa chăng nữa, nhưng qua người đối thoại còn vướng mắc vào khái niệm, thì cũng bị Thượng sỹ đập vỡ tan tác không chút nương tay, và ngay đến những lời của đức Phật trong kinh mà qua người đối thoại trở thành tử ngữ, trở thành khái niệm cũng bị Thượng sỹ lật ngược. Chúng ta hãy nghe tiếp cuộc đối thoại dưới đây.
“Tăng hỏi:
“ Trong kinh có câu: ‘ sắc tức là không, không tức là sắc’ ý là thế nào?”
Thượng sỹ im lặng giây lát, rồi hỏi:
“ Ông hiểu chưa?”
Vị Tăng thưa:
“ Chưa hiểu.”
Thượng sỹ hỏi:
“ Ông có sắc thân không?”
Tăng đáp:
“ Có.”
Thượng sỹ hỏi:
“ Vậy taị sao nói sắc tức là không?”
Thượng sỹ hỏi tiếp:
“ Ông thấy cái không có hình thể không?”
Tăng thưa:
“ Không thấy.”
Thượng sỹ hỏi:
“ Vậy tại sao nói không là sắc?”
Tăng thưa:
“ Như vậy rốt cuộc là thế nào?”
Thượng sỹ đáp:
“ Sắc chẳng phải không,
Không chẳng phải sắc.”
Vị Tăng lễ tạ.
Thượng sỹ gọi lại và đọc cho bài kệ:
“ Sắc tức là không, không tức sắc,
Chư Phật ba đời tạm bày đặt;
Không vốn không sắc, sắc không không,
Thể tánh sáng trong, không hề mất.”
Thượng sỹ qua cuộc đối thoại này, rõ ràng cũng giống như cuộc đối thoại trước, ông đập tan mọi khái niệm về sắc-không bằng sự im lặng; nhưng vị Tăng nọ không đủ lanh cơ để thể nhập, nên ông đành phải dùng đòn phép lật ngược. Điều mà ai cũng biết là cốt tủy trong kinh Bát nhã mà đức Phật đã nói ra. Kinh dạy: ‘ Sắc tức là không, không tức là sắc’ thì Thượng sỹ lại nói: ‘ Sắc chẳng phải không, không chẳng phải sắc.’ Người đối thoại qua lời dạy này, nghĩ sao về ông? Thượng sỹ ở đây đã tạo cho người đối thoại bị lạc hướng đi, và tạo nên một mối nghi tình to lớn. Chính nhờ cái ‘Sốc’ này mà Thượng sỹ chỉ cần gõ nhẹ vào cơ mê người đối thoại sẽ bật sáng ngay, nếu người đối thoại lanh mắt.
Qua những pháp dạy người của Thượng sỹ, ông ta cố gắng nhằm giải phóng tất cả mọi trói buộc trong cuộc sống chúng ta, bỡi những kiến giải chấp trước về nhân qủa, tội phước, về kiến giải thuộc về thiên kiến nhị nguyên, về những lệ thuộc của khái niệm, mà con người đã tự mê lầm dựng lên. Con người muốn tự tại trước cuộc sống, thì phải sống ngay trong lòng thực tại nhiệm mầu của chính mình. Không phải đi quanh nó, hay đi tìm nó ở đâu cả. Thể tánh của chúng ta xưa nay vẫn thường trong sáng, chưa hề bị mê hoặc, chỉ cần quay về với tự thân, và sống với cái Đang-là của tự thân, nghĩa là không nhớ nghĩ đến những chuyện đã qua, và lo nghĩ những việc chưa đến mà hãy sống với cái niệm hiện tại, thì tự nhiên thể tánh hiển bày. Đó chính là pháp sống: ‘ Tùy duyên pháp hợp, xứng vật dụng thành; Tùy duyên pháp biến, theo vật dụng thông.’ Chúng ta khỏi phải đi tìm Phật, tìm Tổ làm gì vô ích, vì hành động này là hành động sai lầm. Khi đã bị lệ thuộc một vật nào đó ở bên ngoài thì làm sao chúng ta tự tại được? Cốt tủy của Thiền tông chính là sự sống trong lòng thực tại, giác ngộ ngay đây, chính mình; không phải là nhờ vào mớ kiến giải suông, cũng không phải là mớ triết thuyết. Cũng giống như một khúc nhạc, muốn biêt1 tinh ba của chúng, thì phải trình bày, cử xướng trổi lên. Tinh ba của nó không nằm nơi bàn luận suông về khúc nhạc. Chúng ta hãy nghe Thượng sỹ Tuệ Trung dạy:
“ Thôi tìm Thiếu thất với Tào khê,
Thể tánh sáng trong chưa từng mê;
Chẳng quảng gần xa trăng buông sáng,
Lựa gì cao thấp gió chao nhe.
Mầu thu đậm nhạt theo duyên sắc,
Hương ngát mùi sen chẳng vướng nê (bùn);
Tuyệt khúc muôn đời nên cử xướng,
Chớ tìm nam bắc với đông tê (tây).
Người đăng:
Phổ Đồng
on
Thứ Ba, 26 tháng 2, 2008