CÔNG ÁN:

Lâm Tế đến Thúy Phong, Phong hỏi :

- Từ đâu lại?

Tế đáp:

- Hoàng Bích lại.

Phong hỏi:

- Hoàng Bích có câu nào dạy người không?

Tế đáp:

- Hoàng Bích không có câu nào.

Phong hỏi:

- Vì sao không có?

Tế đáp:

- Dù có cũng không chỗ cử ra.

Phong bảo:

- Nhưng thử đưa xem.

Tế đáp:

- Một mũi tên qua khỏi trời tây.

LỜI BÀN:

Về cách sử dụng pháp để dạy người của các vị Tông Sư tiền bối. Với quan niệm ứng cơ tiếp vật, ứng tiếng tiếp lời, đã nảy sinh không biết bao nhiêu là phương tiện sử dụng để ứng đối. Vì thế, trong cách ứng đối, bất cứ phương tiện nào, miễn sao nghĩ suy không vướng ý, nói năng không vướng lời, hành động không vướng mắc mà tỏ ra có khả năng bóc vỏ vô minh, đánh thức tâm cơ; tùy theo lời hỏi và căn cơ mà các lão hạ thủ ngay. Cho dù những lời nói đó, mới nghe ra như vu vơ, không ăn nhập vào đâu; đôi lúc nói đông nói tây, nói nam nói bắc, nói trên nói dưới, nói ngược nói xuôi… đôi khi dùng cả tay chân đạp đá hét la, trượng hèo phất tử, cử chỉ điệu bộ, hoặc im lặng… đó là những phương cách được sử dụng nhiều nhất về cách dạy trong văn học Thiền .

Bởi vậy, nếu bảo Hoàng Bích có câu để dạy người, thì chính cuộc sống của Hoàng Bích, còn nếu bảo không thỉ như Lâm Tế đã đáp : " Dù có cũng không có chỗ cử ra". Tuy nhiên, Thúy Phong không phải là tay vừa, đã cố ý gài bẫy Lâm Tế, nhưng Lâm Tế lanh cơ, khám phá ra cạm bẫy Phong gài. Ông đã dùng mũi tên của Hoàng Bích bắn ra, làm cho Phong tự sập vào bẫy của chính mình và chẹn được họng của Thúy Phong, không để cho ông cò kè bớt một thêm hai nữa. Nhưng thử hỏi, mũi tên mà Lâm Tế vừa bắn ra, ngoài hai mục tiêu trên, còn có ý nghĩa gì nữa không? Một mũi tên qua khỏi trời tây, chỉ có người sử dụng nó, và đối tượng mới biết có trúng hay không, ngoài ra ai có thể nhận biết được?

LỜI TỤNG:

So đôi tay kiếm biết gia phong


Kèn cựa hai bên chiêu chẳng thông


Cũng muốn gài người vào hố thẳm


Ai ngờ không kiếm hại gia phong.







Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011
0 nhận xét
categories: | | edit post


CÔNG ÁN:

Lâm Tế hỏi Lạc Phố:
- Từ xưa đến nay, một người dùng hèo một nguời thì quát. Vậy, ai là người thân?
Phố đáp:
- Cả hai chẳng thân.
Tế hỏi:
- Vậy chỗ thân làm sao sanh?
Phố liền quát, Tế liền đánh.

LỜI BÀN:

- Cơ kia như ánh chớp, ý nọ tựa tên bay; ứng cơ thì tiếp vật, ứng tiếng thì tiếp lời; qua lại không khởi niệm phân biệt, thì đối với đạo không chướng ngại. Ngôn ngữ vì thế, không chỉ hạn hẹp trong lời nói, mà nó còn bàn bạc trong cử chỉ hành động, ngay cả trong im lặng, nếu ai hiểu được chỗ này, thì hiểu được cái đánh của Lâm Tế, tiếng quát của Lạc Phố, còn không thì mịt mờ.

LỜI TỤNG:

Kẻ hèo người quát ai là thân
Lối quỷ đường ma hai chẳng thân
Lại muốn thân sanh thì cũng dễ
Một quát hai hèo thế là thân.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011
0 nhận xét
categories: | | edit post

CÔNG ÁN:

Tăng hỏi Động Sơn:
- Lạnh nóng nên tránh nơi nào?
Sơn đáp:
- Sao không tìm nơi không lạnh không nóng mà tránh?
Tăng hỏi:
- Thế nào là không lạnh không nóng?
Sơn đáp:
- Lạnh, lạnh giết thầy tăng; nóng, nóng giết thầy tăng.

LỜI BÀN:

Muốn làm Phật mà lìa chúng sanh, muốn cầu Bồ-đề mà rời phiền não, thì thử hỏi Phật và Bồ-đề ở nơi nào mà cầu? Muốn nơi không lạnh không nóng mà lìa lạnh nóng, thì thử hỏi không lạnh không nóng ở nơi nào? Nếu thấu rõ được chổ này, thì cùng với Động Sơn du hí, còn không thì chui vào chỗ lạnh, lạnh giết thầy tăng; nóng, nóng giết thầy tăng mà sống.

LỜI TỤNG:

Mùa đông giá rét trời hực nóng
Đỏ lửa mùa hè rơi tuyết đông
Cứ thế an nhiên mà tự tại
Lạnh nóng muôn đời giết ai không.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011
0 nhận xét
categories: | | edit post

nhạc nền

Video - Phim

About Me

Ảnh của tôi
Từ vô thỉ ta luân hồi cát bụi, Vẫn miệt mài bám lấy cõi trần gian; Vẫn hít thở âm thầm yêu cuộc sống, Trần gian ơi nghe cát bụi mơ màn. Theo khát vọng ta trầm luân gót mỏi, Đếm đường dài vết cũ bụi chưa tan; Ngoảnh mặt lại khói sương mờ phong kín, Đường qua đi mất dấu tự phương ngàn. Ta dong ruỗi lạc loài theo nắng sớm, Cùng mưa chiều tan nát mộng dưới chân; Đất khẽ gọi con gió chiều đi vắng, Về tự tình đưa tiễn mộng nghìn năm. Nghe tan vỡ từ vô thường hoa nở, Nắng nghìn năm trưa buồn lạ trong hồn; Chiều ủ rũ qua nắng tàn trăng hiện, Từng giọt vàng rơi cõi đất mông lung. Vẫn hiện thực qua sắc màu biến đổi, Chuyện trăng tàn nhớ bóng ráng chiều phong; Tựa hơi thở buồn vui nào biết nổi, Cả một đời qua sinh diệt thời gian. Chợt một sớm rảnh rang nhìn đất thở, Đá cựa mình nghe dao động không gian; Như hoa đớm hạt nắng vàng ảo hóa, Giọt mong manh từng giọt đẹp vô ngần. Theo duyên hiện hóa thân vào vô tận, Duyên trùng trùng cho đến mãi vô chung.