CÔNG ÁN:

Vân Môn dạy chúng rằng:

- Nghe ít thời ngộ sâu, nghe nhiều thời chẳng ngộ.

Vân Môn tự đáp:

- Mê gặp Đạt Ma.

LỜI BÀN:

Đường đường là một đại Tông sư, mà dưới trướng không một con ngựa hay, đành để Tông Môn hiu quạnh.

Muối góp vui cùng thiên hạ, không cách nào khác hơn là bày ra trò tự hỏi tự đáp. Tuy nhiên, thử hỏi câu trả lời của Vân Môn, có hợp với quan niệm người xưa hay không? Người xưa bảo, hỏi tức là trả lời. Nhưng ở đây, tại sao câu hỏi của Vân Môn vừa đáp ra, lại trở thành một câu hỏi hóc búa khác? Ý là ở chỗ đó. Hãy trả lời nhanh lên !

LỜI TỤNG:

Võ Đế đa văn thành chướng ngại

Mất rồi Đạt Ma ý Tây lai

Cho dù năng nọ không một chữ

Cũng được truyền thừa ý Hoàng Mai

Tuy nhiên như thế chưa là phải

Mê Ngộ hai đường can hệ chi.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010
0 nhận xét
categories: | | edit post




CÔNG ÁN:

Dược Sơn hỏi Tăng:

- Nơi nào lại?

Tăng đáp:

- Hồ Nam.

Sơn hỏi:

- Nước hồ Động Đình đầy chưa?

Tăng đáp:

- Chưa.

Sơn bảo:

- Mưa nhiều sao nước chưa đầy?

LỜI BÀN:

Hỏi đáp càng hóc búa chừng nào thì sẽ tạo cho người hỏi hoặc đáp một cú "Sốc" nặng ký chừng ấy. Trường hợp nếu thấu được thì thấu ngay lập tức, còn không thì mù mịt suốt cả một đời. Ngược lại những câu đáp tỏ ra đơn giản chừng nào, mới nghe qua như rõ ràng minh bạch, nhưng thật ra chính câu hỏi đáp như vậy, mới thật là điên đầu, chúng không đơn giản như ta tưởng. Vì chúng không có đủ sức mạnh để tạo phản cơ mê cho người hỏi hoặc đáp, cho nên khó mà nhận được. Trường hợp này rơi vào công án mà ta đang bàn đến.

Từ trên xuống dưới, hỏi đáp rất bình thường đơn giản, hợp tình lý. Ở đây, nếu khởi lên tâm phân biệt, thì chuyện đầy vơi trở thành rắc rối trong câu hỏi đáp, và vì thế con người trở thành nạn nhân bị các pháp trói buộc. Nhưng thực ra các pháp không có rắc rối và phức tạp. Thử hỏi, vì sao nước không đầy? Chúng có ý gì?

LỜI TỤNG:

Trên đá sao không hoa

Đất bằng sao không sống?

Sáng nay hoa hồng nở

Chúng đâu có lời nào

Ai biết duyên tang hợp

Ai biết duyên đầy vơi

Tâm vật liền dung hợp

Thảnh thơi suốt một đời.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Năm, 8 tháng 7, 2010
0 nhận xét
categories: | | edit post


CÔNG ÁN:

Thạch Sương bảo:

- Cần phải biết một câu Giáo Ngoại Biệt Truyền.

Tăng hỏi:

- Một câu Giáo Ngoại Biệt Truyền là gì?

Sương đáp:

- Không phải câu.

LỜI BÀN :

Đã gọi là Giáo Ngoại Biệt Truyền, thì không lập văn tự, đã không lập văn tự thì làm gì có câu. Nhưng ở đây, tại sao Thạch Sương bảo cần phải biết một câu "không phải câu."

Đúng là lão Thạch Sương giỡ trò chơi chữ. Thử hỏi, lão đã cưu mang nó bao lâu rồi, sao không chịu mang xuống tuyền đài cho khỏe, lại đẻ ra nó làm gì khiến cho thiên hạ điên đầu? Ở đây, nếu hiểu câu "không phải câu" là một câu thì Thạch Sương vẫn tầm thường, chả có gì phải nói .

Nếu chúng ta thấu rõ được chúng, thì hiểu được Thạch Sương; còn không, thì dù có ra sức gõ cửa Không, cửa Không vẫn ù lì.



LỜI TỤNG:

Không phải câu tức là câu


Câu, không phải câu là câu


Vượt hai, không phải câu


Không phải câu là như thị.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2010
0 nhận xét
categories: | | edit post

nhạc nền

Video - Phim

About Me

Ảnh của tôi
Từ vô thỉ ta luân hồi cát bụi, Vẫn miệt mài bám lấy cõi trần gian; Vẫn hít thở âm thầm yêu cuộc sống, Trần gian ơi nghe cát bụi mơ màn. Theo khát vọng ta trầm luân gót mỏi, Đếm đường dài vết cũ bụi chưa tan; Ngoảnh mặt lại khói sương mờ phong kín, Đường qua đi mất dấu tự phương ngàn. Ta dong ruỗi lạc loài theo nắng sớm, Cùng mưa chiều tan nát mộng dưới chân; Đất khẽ gọi con gió chiều đi vắng, Về tự tình đưa tiễn mộng nghìn năm. Nghe tan vỡ từ vô thường hoa nở, Nắng nghìn năm trưa buồn lạ trong hồn; Chiều ủ rũ qua nắng tàn trăng hiện, Từng giọt vàng rơi cõi đất mông lung. Vẫn hiện thực qua sắc màu biến đổi, Chuyện trăng tàn nhớ bóng ráng chiều phong; Tựa hơi thở buồn vui nào biết nổi, Cả một đời qua sinh diệt thời gian. Chợt một sớm rảnh rang nhìn đất thở, Đá cựa mình nghe dao động không gian; Như hoa đớm hạt nắng vàng ảo hóa, Giọt mong manh từng giọt đẹp vô ngần. Theo duyên hiện hóa thân vào vô tận, Duyên trùng trùng cho đến mãi vô chung.