Ở đây chúng tôi nêu lên chủ đề trên, có lẽ ai cũng có thể hiểu Thiền Định dành chung cho mọi người từ lớn cho đến nhỏ, từ già cho đến trẻ, từ xuất gia cho đến tại gia, từ nội giáo cho đến ngoại giáo, đều có thể thực hành được, điều đó là một cách hiểu đúng chính xác không sai. Nhưng ở đây, chủ đề trên được đề cập nhiều hơn dành cho giới Tịnh Độ tông, và Mật tông, vì chúng đang bị những chướng duyên trong nội giáo làm chao đảo tín tâm của họ, mà thủ phạm không ai khác hơn là giới tự nhận cho mình là Thiền tông đã mang lại cho họ (Ở đây chúng tôi không có tâm đố kỵ hay hủy báng chê bai gì về Thiền tông, mà chúng tôi nêu lên những sự sai lầm của cá nhân những người tự nhận mình là người thực hành Thiền tông, không theo đúng cốt tủy của Thiền tông mà tự mình sáng lập ra phương pháp tu rồi tự cho đó là Thiền tông Việt nam vào cuối thế kỷ 20, và cũng từ đó ra sức chống báng chê bai Tịnh độ tông và Mật tông, chứ chúng tôi không phải hủy báng hay chê bai gì về Thiền tông cả; vì chính bản thân người viết bài này là người đang thực hành Thiền tông, và chúng tôi nói lên lập trường của Thiền tông là giải thoát, bình đẳng, chứ không phải lập trường tranh hơn thua, đúng sai, phải trái, thị phi để rồi hủy báng nhau, bôi mặt đá nhau; mà ở đây chúng tôi đứng trên lập trường tồi tà phụ chánh).
Đúng như lời đức Phật đã từng tuyên thuyết trong Kinh Lăng nghiêm và nhiều kinh khác rằng: thời kỳ mạt pháp là thời kỳ Ma có thể đội lớp Phật tuyên thuyết lời Phật dạy. Chúng có thể ở dưới bất cứ hình thức nào miễm làm cho người con Phật tin rằng họ là Phật, thì Ma cũng có thể làm được hết, họ luôn luôn nói lời Phật nhưng việc làm của họ là việc làm của Ma.’ Không Ma sao được, khi mà họ muốn xiển dương Thiền tông của họ thì họ lại đi hủy báng đạp đổ Tịnh độ tông, Mật tông để tranh thắng, dành người về phần họ ( xin đọc quyển “BA VẤN ĐỀ TRỌNG ĐẠI TRONG ĐỜI TU CỦA TÔI,” H.T. T. Thanh Từ viết, do nhà xuất bản Hà nội x.b.1998); trong khi đó họ lại đi xiển dương cái gọi là Thiền tông do tự họ chế ra cọng với sự cóp nhặt, vá víu lại một cách mâu thuẫn, rồi dựng lên cái gọi là Thiền tông Việt nam vào cuối thế kỷ hai mươi. Ngay trong pháp tu mà họ đưa ra có sự sai lầm, mà chính người đưa ra pháp tu cũng không biết là sai lầm thì thử hỏi họ có kinh nghiệm gì về kết quả tu của chính họ hay không, chứ đừng nói chi đến việc dạy người khác tu để đưa đến chứng ngộ hay giải thoát!? Pháp tu “TRI VỌNG KHÔNG THEO hay BIẾT VỌNG KHÔNG THEO” tự nó bẻ gãy chính nó, tự nó đạp đổ chính nó, tự nó vô hiệu hóa chính nó. Vì sao chúng tôi gọi pháp tu này là sai lầm, là tà kiến rơi vào đoạn diệt, tự nó bẻ gãy chính nó, tự nó đạp đổ chính nó, tự nó vô hiệu hóa chính nó? Vì Biết vọng không theo, có nghĩa là khi chúng ta biết rõ bộ mặt thật của các pháp là hư vọng, là vọng tưởng điên đảo, thì chúng ta sẽ không theo nó nữa, vậy có nghĩa là chúng ta đoạn tuyệt chúng, không theo các pháp hư vọng nữa chứ gì? Nhưng ở đây có một điều nghịch lý mâu thuẩn mà người chế ra pháp tu này không thấy, đó là “pháp tu BIẾT VỌNG KHÔNG THEO, nó là pháp vọng hay nó là pháp chân? Nếu bảo nó là pháp VỌNG thì pháp tu BIẾT VỌNG THÔNG THEO cũng là vọng, mà đã là VỌNG thì không theo. Vậy thì người chế ra pháp tu này lấy cái gì để TU? Vì ngay pháp tu BIẾT VỌNG KHÔNG THEO cũng là pháp vọng, vì chúng không ở ngoài vọng, do đó chúng ta không theo nó; như vậy, pháp tu này đã bị chúng ta loại bỏ nó như muôn nghìn pháp vọng khác rồi!? Còn trường hợp nếu chúng ta BIẾT CHÂN thì có theo hay không theo?! Giải quyết nó như thế nào? Trong khi đó đức Phật dạy PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ, SANH TỬ TỨC NIẾT BÀN, (Đại thừa Trang Nghiêm kinh luận, q. 6 phẩm Tùy tự, hay Đại Trí độ luận, q. 6 v.v...) hay SẮC TỨC THI KHÔNG, KHÔNG TỨC THI SẮC (trong hệ thống Kinh Bát Nhã) ; và cũng tư tưởng này kinh Lankavatàra (Nhập Lăng Già) nói về sự liên hệ giữa Sanh Tử và Niết-bàn, hay Phiền não và Bồ-đề giống như sự liên hệ của Sóng và Nước. Ở đây nếu chúng ta bỏ sóng để có nước, thì nước này làm gì có được, cũng vậy nếu muốn có Bồ-đề mà bỏ Phiền não, thì làm sao có Bồ-đề được?! Vì sự hiện hữu của chúng sanh trong cõi đời này là kết quả của hiện thân duyên nghiệp mê lầm do vọng tưởng điên đảo chấp trước tạo ra, nên trong lúc chúng ta tu cũng là phải dùng Vọng để chuyển Vọng, cũng giống như dùng gai nhổ gai, dùng độc trị độc. Vậy nếu VỌNG TƯỞNG PHIỀN NÃO bị loại bỏ không theo nó nữa, thì lấy chi để chúng ta đạt Bồ-đề? Nó chính là chiếc Thuyền, đưa chúng sanh qua bên bờ Giác ngộ (như kinh Xà Dụ Trung bộ I, và Kinh Kim Cương đã dạy), nó là ngón tay chỉ mặt trăng, để nhờ ngón tay hành giả thấy được mặt trăng. Thế mà nay chúng ta không cần nó, không theo nó, không nhờ nó để vượt đến bờ Giác ngộ, thì thử hỏi chúng ta đi bằng cách nào đây!? Nếu không dùng độc để trị độc, không dùng gai để nhổ gai, không vào hang hùm thì làm sao hàng phục được hùm?! Tu là sửa vọng, nhưng ở đây lại không theo vọng tức là bỏ vọng? Vâäy ở đây chúng ta lấy cái chi để chúng ta sửa nó thành chân, trong lúc vọng đã bị loại, bị vất bỏ, bằng cách không theo; ngay đến pháp Biết vọng không theo, chúng ta cũng không dùng pháp này để tu nữa, vì chính bản thân của pháp tu này cũng là vọng?! Hơn nữa cái biết vọng này, ngay chính chúng cũng là cái biết của vọng; vì cái biết này là cái biết phân biệt chấp trước, nó thuộc dạng đã được lựa chọn hoặc THEO, hay KHÔNG THEO, chứ nó không phải cái biết không phân biệt chấp trước của Ngài Khuê Phong-Tông Mật: BIẾT VỌNG LÀ TU, hay như cái Biết chứng ngộ của nhị Tổ là cái THƯỜNG BIẾT RÕ RÀNG, NÓI KHÔNG THỂ ĐẾN, hay cái biết Giác ngộ như trong “GIÁC MÊ, MÊ DIỆT” của Phật, do đó cái vọng mà chúng ta biết đó không thể diệt được. Nếu như cái BIẾT VỌNG đã được phân biệt của H.T. là KHÔNG THEO mà diệt được vọng, hay làm cho vọng lắng xuống khiến tâm trở nên thanh tịnh như H.T. nói, thì thế gian này ai cũng có thể thành Phật một cách dễ dàng, không cần tu chi hết, chỉ cần TRI VỌNG KHÔNG THEO là thành Phật, là giác ngộ rồi, và chính H.T. cũng là Phật rồi cần chi phải khổ sở tìm cách này hay cách khác hủy báng chê bai Tịnh độ tông và Mật tông? Khi mà cái vọng này không chuyển được thì chúng ta sẽ phải tri vọng từ kiếp này sang kiếp khác, rốt cuộc rồi đâu cũng vào đó, không những thế mà khi chúng ta khởi tâm vọng phân biệt để biết tâm khởi đó là vọng hay là chân (của vọng) để theo với không theo, thì càng biết vọng nhiều chừng nào thì càng huân tập vọng nhiều chừng đó, vì theo đức Phật hễ khởi tâm phân biệt chấp trước đúng sai, phải quấy, tốt xấu, thì chính chúng ta tự tạo ra cho mình những sợi dây phiền não, tự trói mình. Như vậy rốt cuộc là chúng tự tạo nghiệp vọng vô minh thêm, chứ đâu phải tu để chuyển vô minh thành giác ngộ!? Khi tiền đề của nó chính bị nó phá, thì thử hỏi những mệnh đề lệ thuộc đi theo sau nó có còn đứng vững hay không? Đó là điều mà chúng tôi gọi pháp tu này là ĐOẠN DIỆT TÀ KIẾN là như vậy. Những điều này chúng tôi cũng có đề cập sơ qua trong hai quyển : “ĐƯỜNG VỀ HỐ THẲM” và “BUÔNG TAY HỐ THẲM” nhưng ở đó chúng tôi đề cập chúng theo cách điệu của Thiền tông, nên khó có người khám phá ra chỗ tận cùng của ý, muốn nói của chúng tôi. (ỞØ đây chúng tôi xin mở ngoặc một tí, ngay đến việc sau khi chúng tôi phê bình về pháp tu “BIẾT VỌNG KHÔNG THEO” của H.T. là ĐOẠN DIỆT TÀ KIẾN, thì có đệ tử của Ngài đến cật vấn chúng tôi là: Tại sao Thầy bảo pháp Tu của H.T. là Đoạn diệt tà kiến? Khi đó chúng tôi mới hỏi ngược trở lại người đến hỏi chúng tôi là: Vậy đạo hữu nghĩ pháp tu của H.T là VỌNG hay là CHÂN? Ông ta ngập ngừng một lúc rồi trả lời: Là Vọng! Chúng tôi hỏi tiếp: Nếu là Vọng thì lấy cái gì để cho H.T. và đạo hữu tu? Ông ta không trả lời được. Sau đó chúng tôi nói tiếp: Hãy cẩn thận! Đừng để mình đánh lừa mình, và người khác đánh lừa mình. Sau khi đưa Ông ra khỏi cửa chúng tôi có nhắn gởi lại với H.T. rằng: “GIÁC MÊ, MÊ CHUYỂN” đây là một sự thật chứ không phải “TRI VỌNG KHÔNG THEO” đâu! Nếu H.T. muốn pháp tu của mình đưa ra mà không sai lầm đoạn diệt thì nên sửa lại là: “TRI VỌNG, KHÔNG CHẤP.” Thì khả dĩ chấp nhận được, và sẽ không có sự sai lầm, vì chúng có khả năng để cho hành giả tiếp tục tu cho đến khi giải thoát được tất cả mọi thứ vọng. Ở đây không chấp khác với không theo, vì không theo là đoạn tuyệt không sống với vọng, trong khi không chấp, không có nghĩa là đoạn tuyệt với vọng, mà vẫn sống với vọng nhưng không chấp vào nó, nên không bị lệ thuộc vào nó, và không bị nó trói buộc. Có thế mới tránh được hai lỗi THEO và KHÔNG THEO của chấp thường và chấp đoạn. Như vậy pháp tu này chỉ sai lầm trong hai chữ KHÔNG THEO, chứ hai chữ TRI VỌNG thì hoàn toàn không có gì gọi là sai lầm cả. Trên là cách điệu hỏi đáp của Thiền tông, nếu ai cùng căn cơ thì nhận ra ngay yếu chỉ, còn không thì thật là khó vào.) Vì vậy cho nên chúng tôi mới có những lời dong dài này đối với mọi người, mà không ngoài mục đích là Tồi tà phụ chánh.
Cũng trong chiến dịch này, hiện nay, ở trong nước chúng ta cũng đã xuất hiện thêm một bóng Ma nữa đó là Thầy Chơn Quang, không hiểu chúng có liên hệ gì đến bóng Ma trước hay không, nhưng chúng cũng ra sức nổ lực hủy báng Tịnh độ tông, Mật tông và luôn cả Đại thừa một cách “mục hạ vô nhân,” thiếu hiểu biết, thuộc dạng điếc không sợ súng, hay ếch ngồi đáy giếng nhìn trời bằng vung. Họ đã và đang ra sức đánh phá Phật giáo, gây chia rẽ nhau bằng cách gây mâu thuẫn giữa nội bộ Phật giáo qua việc chống phá Tịnh độ tông, Mật tông, giữa Đại thừa và Tiểu thừa. Sở dĩ chúng tôi gọi họ là Ma vì, nếu họ là Phật thì không bao giờ họ lại đi hủy báng bậc đạo sư mà họ đang tôn thờ bao giờ, dù là hủy báng dưới hình thức nào đi nữa cũng là hủy báng. Thật ra họ đâu có hủy báng Phật bao giờ, nhưng có một điều mà họ không nhận ra được là họ đi hủy báng các tông phái khác của đức Phật cũng chính là hủy báng đức Phật, cũng là hủy báng chính mình mà họ không biết, hay họ có biết nhưng đó là nhiệm vụ của họ!? Chúng ta có quyền phê bình chỉ trích một cá nhân nào đó đã sai lầm trong việc xiển dương Phật pháp, chứ chúng ta không có quyền hủy báng một phương pháp nào đó của đức Phật dành cho căn cơ khác với căn cơ của mình. Nếu mình làm như vậy là vô tình mình hủy báng chính đức Phật, vì tất cả mọi pháp môn do Phật nói ra đều tùy theo căn cơ của chúng sanh mà Phật cho thuốc (pháp), với mục đích là làm lành con bệnh đó; và khi bệnh đã lành rồi thì lúc đó chính là lúc con bệnh được giải thoát (thân bệnh thì giải thoát đau khổ về vật chất cơ thể mà tâm họ không chịu nổi, Tâm bệnh thì giải thoát mọi khổ đau về phiền não vô minh). Vậy mục đích cuối cùng của các pháp môn đức Phật dạy là GIẢI THOÁT KHỔ ĐAU cho chúng sanh dưới mọi hình thức. Vì là vô lượng pháp môn để đối trị với vô lượng căn cơ bệnh, nên phải tùy thuộc vào căn bệnh mà cho thuốc chữa trị chứ không thể lấy thuốc trị bệnh này đem chữa cho bệnh nọ được, không thể lấy pháp dành cho người tu thiền ép buộc người tu Tịnh độ tu được v.v...
Nếu là một vị Thiền sư, một vị Pháp sư thì trước hết phải hoàn thiện nắm vững được những sở học của mình về Phật lý tổng quát cùng thâm nhập sâu vào pháp tu chuyên môn của mình, bằng cách thực hành để đưa đến việc tri hành hợp nhất rồi sau đó mới đi hướng dẫn người. Nếu không vậy thì người đó chưa phải là một Thiền sư , chưa phải là một vị Pháp sư chính hiệu; vì họ chưa nắm vững được bệnh án của chúng sanh trong việc cho thuốc chữa trị bệnh, nên việc hướng dẫn của họ không đạt kết quả, nhiều lúc đưa người ta đến chỗ tẩu hỏa nhập ma, hay đi vào đường ma lối quỷ, đó là chuyện có thể xảy ra không thể nào tránh khỏi được. Thí dụ như người có căn cơ tu Tịnh độ mà mình bắt họ phải tu theo Thiền chẳng hạn, thì điều gì sẽ xảy ra nếu họ không tẩu hỏa nhập ma, thì có lẽ cũng khùng khùng điên điên, hay mát mát gì đó suốt cả một đời không gỡ nổi, vì chính vị thầy hướng dẫn họ đâu có kinh qua những kinh nghiệm này! Và đây cũng là những hiện tượng thường xảy ra trong giới tu Thiền lâu nay, mà những người đứng ra hướng dẫn học Thiền nào ai hay biết. Đó là một việc làm nguy hiểm, nó cũng giống như một bác sĩ khám bệnh cho thuốc vậy; nếu là bác sĩ nắm rõ được bệnh lý của từng con bệnh thì đều chắc chắn là lúc nào họ cũng bắt mạch và cho thuốc đúng căn bẹânh, và vì thế căn bệnh sẽ mau thoát khỏi, còn nếu không phải là bác sĩ mà khám bệnh kê toa cho thuốc thì điều gì sẽ xảy ra nếu không nói là chết người xảy ra, thì cũng làm cho con bệnh nặng thêm, vì chính họ không nắm rõ bệnh lý của mọi bẹânh nhân, thì làm sao họ có thể cho thuốc chữa lành cho bệnh nhân được. Cốt lõi của vấn đề ở đây là: Để được gọi là một Thiền sư, một Pháp sư thật sự, thì trước hết vị đó phải thông Phật lý, và phải có trình độ tu chứng, hay ít ra cũng có kinh nghiệm về pháp tu của mình, sau đó mới nói đến việc ra dạy người, hay hướng dẫn cho người khác. Cũng vậy nếu muốn được gọi là một Bác sĩ thì trước hết vị đó phải có bằng bác sĩ, và điều quan trọng là phải thông suốt y lý bẹânh án, và thông cả dược liẹâu đều trị, sau đó mới nói đến chuyện hành nghề bác sĩ, còn nếu không phải là bác sĩ mà đi chữa bệnh cho người thì chắc chắn người đó trước hết sẽø làm cho người ta chết, và sau đó chính mình phải ngồi tù. Điều quan trọng ở đây chính là việc: “Muốn cứu người chết đuối, thì trước hết ta phải biết bơi, biết lặn, và biết cách cứu người không biết bơi, sau đó mới nhảy xuống sông cứu người, còn nếu không biết mà nhảy xuống cứu người thì chính người cứu cũng chết luôn nói chi đến việc cứu người.” Cũng vậy, trong cách hướng dẫn người tu, trước hết chúng ta cũng phải thông đường đi nước bước của pháp môn mình hướng dẫn cho người, nghĩa là mình đã kinh qua rồi, đã thông suốt rồi, nếu không thì chính người hướng dẫn người cũng sẽ lạc vào chốn u u minh minh của đường ma lối quỷ mà thôi. Ở đây dứt khoát không có chuyện vừa tu vừa hướng dẫn người tu theo mình được. Vì sao? Vì trong lúc người hướng dẫn đang tu pháp đó mà cũng hướùng dẫn người khác cùng tu theo mình thì điều gì sẽ xảy ra, nếu người được hướng dẫn gặp những trở ngại, hay thấy những điều lạ lùng trong lúc tu, mà người hướng dẫn chưa từng thấy, chưa từng kinh qua, chưa từng bị trở ngại thì làm sao có thể có kinh nghiệm để trả lời và giải quyết những quyết nghi này cho đệ tử là lành hay là dữ? Là đúng đường hay sai đường? Đó một điều hệ trọng hàng đầu trong việc tu trì, thế mà chúng tôi thấy có người dám coi nhẹ vấn đề này, đứng ra vừa tu vừa hướng dẫn người khác tu theo phương pháp đang tu của mình, và cũng dám bạo phổi viết vào trong sách phụ lục phần ĐẾN NHÀ là: “Lúc trước tôi chỉ thấy ‘khởi niệm là hai, nếu bặt niệm thì tâm thanh tịnh tròn sáng.’ Và bây giờ tôi lại thấy ‘tâm cảnh không hai, nó không còn giới hạn nơi mình mà nó ở khắp mọi nơi.’ Tôi thấy như vậy nên cách tu cũng chuyển theo. (tr. 85) T.T.V.N.C.T.K.20)” Không hiểu như vậy họ cho rằng cái thấy nào là đúng và cái thấy nào là sai đây? Theo ở đây thì cho chúng ta thấy cái thấy trước là cái thấy sai trong hiện tại, và nó chính là cái thấy đúng của trước đây ? Vậy cái đúng trong hiện tại sẽ là cái thấy gì ở trong tương lai đây? Nếu trong tương lại có một cái thấy nữa? Vậy thì hướng dẫn người theo mình cho đến lúc nào có cái Thấy tánh như thật đây? Vì cái Thấy Tánh như thật là cái thấy tánh chỉ có một, không sai biệt, trong khi người hướng dẫn thì khi thấy như thế này, khi thấy như thế nọ, thì cái thấy này cũng chỉ là cái thấy của sai biệt, cái thấy của vọng mà thôi, cái thấy này nếu ai có học giáo lý thì cũng sẽ thấy như vậy thôi, vì đó là cái thấy của kiến giải, có phải là cái thấy của chứng ngộ đâu?! Vậy thì thử hỏi người hướng dẫn, dẫn người đi đâu vậy? Đi quanh quẩn trong đường ma lối quỷ sao!? Đây chính là hiện tượng đang phổ biến hiện nay của Phật giáo đã và đang xảy ra trong giới học Thiền, trong nước cũng như ngoài nước. Sở dĩ ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến vấn đề này, là vì hiện tại trong nước đã và đang có chiến dịch hủy báng chê bai Tịnh độ tông, Mật tông và kinh điển Đại thừa, mà những người ra làm việc này không ai xa lạ gì với chúng ta như trên chúng tôi đã đề cập đến, chỉ vì họ không phải là những Thiền sư, những Pháp sư thật sự như những yêu cầu ở trên, nên họ đã làm những việc làm thiếu hiểu biết, thiếu sáng suốt để dẫn đến có những chấp thủ cực đoan. Trước hết cứ cho mình là nhất, sau nữa là chỉ có pháp tu của mình là hơn hết còn những pháp tu khác là thua kém, hay không phải pháp tu của Phật. Về tất cả mọi phương pháp tu, thật ra không có phương pháp nào là nhất cho mọi căn cơ cả, mà phương pháp tu đó nhất đối với căn cơ đó, và ngược lại chúng sẽ là một nguy cơ nếu là không phải căn cơ đó. Sở dĩ chúng ta thường gặp trong các kinh điển, lúc độc tụng thường thấy đức Phật bảo kinh này là nhất, đọc kinh khác đức Phật cũng nói kinh đó nhất v.v... Như vậy đức Phật dạy có mâu thuẫn, ba phải hay không? Thật ra đâu có gì mâu thuẫn và ba phải đâu, tại vì chúng ta không hiểu được thâm ý của đức Phật dạy đó thôi. Vì mục đích đức Phật nói kinh này nhất, là nhất cho căn cơ này, nói kinh kia nhất, là nhất cho căn cơ kia, nói kinh nọ nhất, là nhất cho căn cơ nọ; chỉ vì chúng ta không hiểu được thâm ý của đức Phật cho nên mới chấp vào kinh đó, hay giáo pháp mà đức Phật nói nhất đó, và y cứ vào đó lấy làm phương pháp tu cho mình, rồi cho phương pháp tu của mình là hơn các phương pháp khác. Cũng vì sự hiểu biết hạn chế này cho nên phát sanh ra không biết bao nhiêu là mâu thuẫn giữa các tông phái với nhau, và cũng từ đó vấn đề cạnh tranh thu hút môn đồ từ đó cũng sinh ra. Tông này nói cách tu mình nhất, Tông kia bảo cách tu mình nhất, và ra sức bài xích những pháp tu không phải là pháp tu của mình, lẫn nhau. Họ tự vỗ ngực bảo pháp tu của mình mới đúng là pháp tu của Phật, vì pháp tu tọa Thiền của mình là pháp tu của chính đức Phật khi ngài còn tại thế tu, và nhờ nó mà thành Chánh giác, còn các pháp tu khác thì không phải, hay có phải đi chăng nữa thì cũng đi chậm, không thể giải thoát nhanh như họ được v.v.... và kêu gọi hành giả quay về với họ; trong khi họ không biết rằng việc làm của mình là sai lầm, không biết gì về vấn đề khế cơ khế lý đối với căn cơ hành giả, họ không hiểu việc người ta không đến với mình là vì căn cơ của họ không thích hợp với pháp tu của mình. Đó là những nguyên nhân gây ra sự xóa trộn xích mích chia rẽ trong phật giáo hiện nay. Tại sao họ lại có những việc làm như vậy? Vì như trên chúng tôi đã nói, họ không thông suốt Phật lý, không hiểu những thâm ý của Phật lý khi nói ra cái nhất, cùng tiến trình tu chứng của họ cũng không, cho nên đưa đến tình trạng thiếu nhận thức hiểu biết về Phật lý căn bản trong cái tổng thể của nó, mà chỉ biết nhận thức theo kiểu hiểu biết một chiều cho nên họ chỉ biết duy nhất có một con đường đưa đến giải thoát khổ đau là Thiền tông, ngoài ra không còn gì nữa. Cho nên khi người ta không tu theo mình lại đâm ra hủy báng nói xấu pháp môn của người ta, làm như vậy có xứng danh là một người tu Phật hay không? Đừng nói chi đây lại là một người tự nhận mình là một Thiền sư! Trong Thiền tông không bao giờ có những hạng người như vậy đâu, nếu có chăng nữa thì đó cũng chỉ là một cá nhân nào đó học hành không đến nơi đến chốn, tu tập chưa đến đâu, hay họ chỉ là người đội lớp Thầy tu, măïc chiếc áo, cạo trọc đầu làm tay sai cho các thế lực vô minh chống phá Phật giáo, nên mới có những hành động như vậy. Trong khi đó thì đức Phật đưa ra vô số con đường để hướng dẫn chúng sanh thoát khổ, tùy theo căn cơ duyên nghiệp của chúng sanh mà chữa trị căn cơ bệnh của họ, để rồi qui về một mối GIẢI THOÁT chúng bằng con đường Trung Đạo THIỀN ĐỊNH dành chung cho mọi căn cơ trước khi đạt NIẾT-BÀN. Thiền tông cũng chỉ là một trong những con đường, trong đó có cả Tịnh độ tông, Mật tông .v.v... Vậy Thiền định đâu phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà bất cứ Tông nào cũng đều phải dùng pháp Thiền định để giải thoát khổ đau sanh tử nếu hành giả của Tông phái đó muốn giải thoát. Điều này chúng ta ai cũng thâáy rõ ràng và một cách cơ bản rằng GIỚI-ĐỊNH-TUỆ chúng nằm trong BA TẠNG GIÁO ĐIỂN, trong MƯỜI HAI BỘ KINH, bộ nào lại không có; và nó cũng ở rải rác trong các kinh nhỏ như giáo lý TỨ THÁNH ĐẾ phần Bát Thánh đạo có chánh Định; hay BA VÔ LẬU HỌC tức GIỚI-ĐỊNH-TUỆ, trong Ba mươi bảy phẩm trợ đạo; hay trong LỤC BA LA MẬT, THẬP BA LA MẬT có Thiền Định ba la mật v.v.... Nghĩa là Thiền Định dành cho từ căn cơ thấp nhất là con Người cho đến Trời, Thanh văn, Duyên giác, và cao nhất là Bồ Tát đều dùng Thiền Định trong pháp tu tập của mình, và tùy thuộc vào căn cơ của từng giới mà có gia giảm trong các pháp trợ đạo. Ở đây chỉ có sự sai biệt khác nhau trong phương pháp hướng dẫn thực hành chúng tùy thuộc các tông phái, và cũng tùy vào căn cơ của hành giả giữa các tông phái với nhau mà thôi, nhưng chỉ có Thiền Định thì giới nào cũng phải có hết. Vậy mà những người trong cái gọi là Thiền tông Việt nam vào cuối thế kỷ 20, không thấy chúng hay sao? Hay không học đến chúng, chỉ biết đến cái Thiền của Thiền tông mình không thôi, rồi đâm ra có thái độ trịch thượng của kẻ cả phê phán tông phái này, chê bai tông phái nọ. Trong khi ngay đến cái Thiền của Tông phái mình cũng không nắm vững cốt tủy của nó nữa, đem công án của các vị Thiền Tổ sư ra bàn luận mổ xẻ một cách sai lầm, bậy bạ như nhà học giả Lý Việt Dũng đã từng nêu ra hàng trăm điểm lỗi lầm, bậy bạ trong việc bàn luận, và dịch thuật về Công án Thiền Việt Nam và Trung hoa, Ông đãù dẫn chứng đối chiếu từ các kinh sách văn học Thiền giáo của Đại Tiểu thừa giáo và văn học Thiền tông một cách rõ ràng minh bạch đàng hoàng, trong quyển: “Lạm bàn một số điểm chưa đạt trong: 1- Tuệ trung Thượng sỹ ngữ lục giảng giải. 2- Phần đầu quyển ‘Thiền sư Việt Nam’ dẫn dịch từ ‘Thiền Uyển tập anh’. 3- Tham đồ hiển quyết và thi tụng các Thiền sư đời Lý giảng giải.” Qua quyển sách này, thật tình cả sự nghiệp dịch thuật và viết lách của H.T. bị sụp đổ hoàn toàn, và cho chúng ta thấy rõ cái kiến thức về Phật học nói chung và Thiền tông nói riêng của H.T. là không có. Như vậy mà hầu hết nhiều người vẫn còn bênh vực một cách cố chấp bảo rằng: “ Tuy kiến thức H.T. còn hạn hẹp như vậy, nhưng Ngài là người có tu có đức, không nên chỉ trích hay xúc phạm đến H.T.” Thật ra người ta bảo vậy mới nghe ra thấy có vẻ đúng, nhưng rõ ràng họ không biết thế nào là người có tu, người có đức cả. Vì theo họ trên lý thuyết có thể sai lầm, nhưng trên thực hành H.T. hằng ngày ngồi thiền, dạy người ngồi thiền, thì chính cái đó là cái tu, cái đức. Thật ra họ đâu có hiểu rằng trên cơ sở lý thuyết của phương pháp tu đã sai lầm, thì cái kết quả thực hành cách tu kia cũng sai lầm theo. Vậy thì cái đức có được từ đâu mà sanh ra đây?! Vì người có đức thực sự là người tu theo đúng pháp tu của Phật, thực hành đúng theo pháp Phật, thì cái đức mới sanh ra, còn ở đây thực hành pháp sai lầm mà bảo sanh ra đức, thì việc này làm sao có thể xảy ra. Ở đây chúng tôi chưa nói đến việc thất đức, vì họ dẫn chính mình, và người khác đi theo đường ma lối quỷ, thì đây chính là tạo tội chứ sao gọi là tạo đức được! Cho nên mọi người hãy cẩn thận đừng vì người ta nổi tiếng, vì nhiều người thiếu hiểu biết chạy theo mà mình cũng bắt chước chạy theo, làm thành một phong trào thời thượng mà thiếu cân nhắc, và tin một cách mù quán vào chúng, không những tự hại mình mà còn vô tình đồng loã với các thế lực vô minh, rốt cuộc ôm nhau mà vào địa ngục chứ không sai đâu. Như trên chúng tôi đã nói THIỀN ĐỊNH không phải chỉ có Thiền tông mới có thôi, mà chúng là pháp tu cần thiết của mọi tông Phái trong Phật giáo.
Như trên chúng tôi đã trình bày, con đường Trung đạo Thiền định, không phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà chúng dành chung cho tất cả các tông phái Phật giáo trong đó có Tịnh độ tông, và Mật tông. Con đường Trung đạo Thiền Định này bên Thiền tông thì: “TÂM VẬT NHẤT NHƯ, NGOÀI TÂM KHÔNG KHÁC.” Bên Tịnh Độ tông thì: “NHẤT TÂM BẤT LOẠN.” Bên Mật tông thì: “ TAM MẬT TƯƠNG ƯNG.” Khi mà chủ thể và đối tượng, năng và sở, tâm và vật không còn ngăn cách sai biệt, chúng không phải là hai cũng không phải là khác nữa, thì con đường Trung đạo thiền Định hiển bày. Đây chính là con đường mà chư Phật quá khứ, chư Phật hiện tại, chư Phật vị lai đã đi, đang đi và sẽ đi. Do đó chúng ta những người con Phật, dù là Thiền tông hay Tịnh độ tông, hay Mật tông v.v... phải luôn luôn tâm niệm rằng: “Không có bất cứ một pháp tu nào là nhất hết, là tối thượïng thừa nhất hết, nó nhất khi pháp tu đó thích hợp với căn cơ của người đó; ngược lại nó sẽ không nhất và có thể làm trở ngại cho đường tu của người đó khi nó không hợp với căn cơ của họ, nếu họ không tự biết mà chỉ biết chạy theo người khác, hay chạy theo phong trào.” Vậy mỗi người trong chúng ta phải tự lựa chọn cho mình một pháp tu nào đó thích hợp với căn cơ của mình, trong vô lượng pháp môn tu do đức Thế tôn đã để lại. Và chúng ta cũng phải luôn cảnh giác đối những vị Thầy hay bất cứ một ai khi đến khuyên bảo chúng ta tu Phật mà luôn luôn khoe khoan pháp môn mình là nhất và ra sức chê bai hay chỉ trích pháp tu khác cũng của Phật, cho là sai đường, cho là không đúng, thì biết rằng họ đang làm việc của Ma, phải xem xét lại những lời nói của họ. Chúng ta nên biết rằng mỗi pháp tu như vậy, chúng chỉ là những pháp phương tiện, mà những phương tiện đó chúng ta cần phải vượt qua chúng, mới mong đạt được cứu cánh giải thoát được. Hơn nữa khi chúng ta đã lựa chọn pháp tu thích hợp với chúng ta rồi, thì việc kế tiếp là cần phải lựa chọn vị Thầy dẫn đường chĩ dạy cho chúng ta nữa, không phải bạ đâu chúng ta cũng nhận là Thầy, trong khi vị đó chưa rành về đường đi nước bước của mình. Chúng ta phải tìm ra những bậc minh sư có thực học, thực tu, thực kinh nghiệm, nếu không muốn nói là có thực chứng. Nếu không vậy thì cả hai phải ôm nhau mà vào địa ngục không thể nào tránh khỏi, vì chính họ không biết được đường đi của họ thì làm sao có thể hướng dẫn người khác đi mà không vào đường ma lối quỷ sao được! Đối với những bậc hướng dẫn mọi người, ngoài những việc cần và đủ để làm một người hướng dẫn người theo pháp môn tu của mình ra; chúng ta còn là những sứ giả của Như Lai, vì sứ mệnh truyền giáo của Ngài, chúng ta phải luôn luôn tôn trọng sự tự do lựa chọn pháp tu của mọi người, và luôn có tinh thần bình đẳng trong các pháp tu. Khi một người nào đó đến với pháp môn của mình, nếu qua tiếp xúc mà thấy căn cơ họ không hợp với pháp môn của mình thì mình có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ bày giới thiệu cho họ đến nơi nào mà mình biết rằng họ hợp với pháp môn đó, hơn là chúng ta nhận người một cách bừa bãi rồi để xảy ra những tình trạng trở ngại trong bước tu của họ, hay im lặng trong khi họ đang cần tìm pháp môn thích hợp cho họ. Ngoài những điều trên ra trong Phật giáo vấn đề thực hành là vấn đề cốt lõi của tu, nếu hành giả không tu không thực hành, mà chỉ biết đến để học hỏi nghiên cứu không thôi thì, cũng giống như người biết nói rất giỏi về lý thuyết phương pháp nấu ăn, nhưng khi đói không tự theo phương pháp lý thuyết để nấu ăn, thì chắc chắn sẽ bị đói thôi, do đó khi mà chúng ta đã có phương pháp tu thích hợp với mình rồi thì điều trên hết là bắt đầu thực hành áp dụng chúng ngay vào trong cuộc sống, đó là yêu cầu quan trọng trong lúc thực hành.
Đúng như lời đức Phật đã từng tuyên thuyết trong Kinh Lăng nghiêm và nhiều kinh khác rằng: thời kỳ mạt pháp là thời kỳ Ma có thể đội lớp Phật tuyên thuyết lời Phật dạy. Chúng có thể ở dưới bất cứ hình thức nào miễm làm cho người con Phật tin rằng họ là Phật, thì Ma cũng có thể làm được hết, họ luôn luôn nói lời Phật nhưng việc làm của họ là việc làm của Ma.’ Không Ma sao được, khi mà họ muốn xiển dương Thiền tông của họ thì họ lại đi hủy báng đạp đổ Tịnh độ tông, Mật tông để tranh thắng, dành người về phần họ ( xin đọc quyển “BA VẤN ĐỀ TRỌNG ĐẠI TRONG ĐỜI TU CỦA TÔI,” H.T. T. Thanh Từ viết, do nhà xuất bản Hà nội x.b.1998); trong khi đó họ lại đi xiển dương cái gọi là Thiền tông do tự họ chế ra cọng với sự cóp nhặt, vá víu lại một cách mâu thuẫn, rồi dựng lên cái gọi là Thiền tông Việt nam vào cuối thế kỷ hai mươi. Ngay trong pháp tu mà họ đưa ra có sự sai lầm, mà chính người đưa ra pháp tu cũng không biết là sai lầm thì thử hỏi họ có kinh nghiệm gì về kết quả tu của chính họ hay không, chứ đừng nói chi đến việc dạy người khác tu để đưa đến chứng ngộ hay giải thoát!? Pháp tu “TRI VỌNG KHÔNG THEO hay BIẾT VỌNG KHÔNG THEO” tự nó bẻ gãy chính nó, tự nó đạp đổ chính nó, tự nó vô hiệu hóa chính nó. Vì sao chúng tôi gọi pháp tu này là sai lầm, là tà kiến rơi vào đoạn diệt, tự nó bẻ gãy chính nó, tự nó đạp đổ chính nó, tự nó vô hiệu hóa chính nó? Vì Biết vọng không theo, có nghĩa là khi chúng ta biết rõ bộ mặt thật của các pháp là hư vọng, là vọng tưởng điên đảo, thì chúng ta sẽ không theo nó nữa, vậy có nghĩa là chúng ta đoạn tuyệt chúng, không theo các pháp hư vọng nữa chứ gì? Nhưng ở đây có một điều nghịch lý mâu thuẩn mà người chế ra pháp tu này không thấy, đó là “pháp tu BIẾT VỌNG KHÔNG THEO, nó là pháp vọng hay nó là pháp chân? Nếu bảo nó là pháp VỌNG thì pháp tu BIẾT VỌNG THÔNG THEO cũng là vọng, mà đã là VỌNG thì không theo. Vậy thì người chế ra pháp tu này lấy cái gì để TU? Vì ngay pháp tu BIẾT VỌNG KHÔNG THEO cũng là pháp vọng, vì chúng không ở ngoài vọng, do đó chúng ta không theo nó; như vậy, pháp tu này đã bị chúng ta loại bỏ nó như muôn nghìn pháp vọng khác rồi!? Còn trường hợp nếu chúng ta BIẾT CHÂN thì có theo hay không theo?! Giải quyết nó như thế nào? Trong khi đó đức Phật dạy PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ, SANH TỬ TỨC NIẾT BÀN, (Đại thừa Trang Nghiêm kinh luận, q. 6 phẩm Tùy tự, hay Đại Trí độ luận, q. 6 v.v...) hay SẮC TỨC THI KHÔNG, KHÔNG TỨC THI SẮC (trong hệ thống Kinh Bát Nhã) ; và cũng tư tưởng này kinh Lankavatàra (Nhập Lăng Già) nói về sự liên hệ giữa Sanh Tử và Niết-bàn, hay Phiền não và Bồ-đề giống như sự liên hệ của Sóng và Nước. Ở đây nếu chúng ta bỏ sóng để có nước, thì nước này làm gì có được, cũng vậy nếu muốn có Bồ-đề mà bỏ Phiền não, thì làm sao có Bồ-đề được?! Vì sự hiện hữu của chúng sanh trong cõi đời này là kết quả của hiện thân duyên nghiệp mê lầm do vọng tưởng điên đảo chấp trước tạo ra, nên trong lúc chúng ta tu cũng là phải dùng Vọng để chuyển Vọng, cũng giống như dùng gai nhổ gai, dùng độc trị độc. Vậy nếu VỌNG TƯỞNG PHIỀN NÃO bị loại bỏ không theo nó nữa, thì lấy chi để chúng ta đạt Bồ-đề? Nó chính là chiếc Thuyền, đưa chúng sanh qua bên bờ Giác ngộ (như kinh Xà Dụ Trung bộ I, và Kinh Kim Cương đã dạy), nó là ngón tay chỉ mặt trăng, để nhờ ngón tay hành giả thấy được mặt trăng. Thế mà nay chúng ta không cần nó, không theo nó, không nhờ nó để vượt đến bờ Giác ngộ, thì thử hỏi chúng ta đi bằng cách nào đây!? Nếu không dùng độc để trị độc, không dùng gai để nhổ gai, không vào hang hùm thì làm sao hàng phục được hùm?! Tu là sửa vọng, nhưng ở đây lại không theo vọng tức là bỏ vọng? Vâäy ở đây chúng ta lấy cái chi để chúng ta sửa nó thành chân, trong lúc vọng đã bị loại, bị vất bỏ, bằng cách không theo; ngay đến pháp Biết vọng không theo, chúng ta cũng không dùng pháp này để tu nữa, vì chính bản thân của pháp tu này cũng là vọng?! Hơn nữa cái biết vọng này, ngay chính chúng cũng là cái biết của vọng; vì cái biết này là cái biết phân biệt chấp trước, nó thuộc dạng đã được lựa chọn hoặc THEO, hay KHÔNG THEO, chứ nó không phải cái biết không phân biệt chấp trước của Ngài Khuê Phong-Tông Mật: BIẾT VỌNG LÀ TU, hay như cái Biết chứng ngộ của nhị Tổ là cái THƯỜNG BIẾT RÕ RÀNG, NÓI KHÔNG THỂ ĐẾN, hay cái biết Giác ngộ như trong “GIÁC MÊ, MÊ DIỆT” của Phật, do đó cái vọng mà chúng ta biết đó không thể diệt được. Nếu như cái BIẾT VỌNG đã được phân biệt của H.T. là KHÔNG THEO mà diệt được vọng, hay làm cho vọng lắng xuống khiến tâm trở nên thanh tịnh như H.T. nói, thì thế gian này ai cũng có thể thành Phật một cách dễ dàng, không cần tu chi hết, chỉ cần TRI VỌNG KHÔNG THEO là thành Phật, là giác ngộ rồi, và chính H.T. cũng là Phật rồi cần chi phải khổ sở tìm cách này hay cách khác hủy báng chê bai Tịnh độ tông và Mật tông? Khi mà cái vọng này không chuyển được thì chúng ta sẽ phải tri vọng từ kiếp này sang kiếp khác, rốt cuộc rồi đâu cũng vào đó, không những thế mà khi chúng ta khởi tâm vọng phân biệt để biết tâm khởi đó là vọng hay là chân (của vọng) để theo với không theo, thì càng biết vọng nhiều chừng nào thì càng huân tập vọng nhiều chừng đó, vì theo đức Phật hễ khởi tâm phân biệt chấp trước đúng sai, phải quấy, tốt xấu, thì chính chúng ta tự tạo ra cho mình những sợi dây phiền não, tự trói mình. Như vậy rốt cuộc là chúng tự tạo nghiệp vọng vô minh thêm, chứ đâu phải tu để chuyển vô minh thành giác ngộ!? Khi tiền đề của nó chính bị nó phá, thì thử hỏi những mệnh đề lệ thuộc đi theo sau nó có còn đứng vững hay không? Đó là điều mà chúng tôi gọi pháp tu này là ĐOẠN DIỆT TÀ KIẾN là như vậy. Những điều này chúng tôi cũng có đề cập sơ qua trong hai quyển : “ĐƯỜNG VỀ HỐ THẲM” và “BUÔNG TAY HỐ THẲM” nhưng ở đó chúng tôi đề cập chúng theo cách điệu của Thiền tông, nên khó có người khám phá ra chỗ tận cùng của ý, muốn nói của chúng tôi. (ỞØ đây chúng tôi xin mở ngoặc một tí, ngay đến việc sau khi chúng tôi phê bình về pháp tu “BIẾT VỌNG KHÔNG THEO” của H.T. là ĐOẠN DIỆT TÀ KIẾN, thì có đệ tử của Ngài đến cật vấn chúng tôi là: Tại sao Thầy bảo pháp Tu của H.T. là Đoạn diệt tà kiến? Khi đó chúng tôi mới hỏi ngược trở lại người đến hỏi chúng tôi là: Vậy đạo hữu nghĩ pháp tu của H.T là VỌNG hay là CHÂN? Ông ta ngập ngừng một lúc rồi trả lời: Là Vọng! Chúng tôi hỏi tiếp: Nếu là Vọng thì lấy cái gì để cho H.T. và đạo hữu tu? Ông ta không trả lời được. Sau đó chúng tôi nói tiếp: Hãy cẩn thận! Đừng để mình đánh lừa mình, và người khác đánh lừa mình. Sau khi đưa Ông ra khỏi cửa chúng tôi có nhắn gởi lại với H.T. rằng: “GIÁC MÊ, MÊ CHUYỂN” đây là một sự thật chứ không phải “TRI VỌNG KHÔNG THEO” đâu! Nếu H.T. muốn pháp tu của mình đưa ra mà không sai lầm đoạn diệt thì nên sửa lại là: “TRI VỌNG, KHÔNG CHẤP.” Thì khả dĩ chấp nhận được, và sẽ không có sự sai lầm, vì chúng có khả năng để cho hành giả tiếp tục tu cho đến khi giải thoát được tất cả mọi thứ vọng. Ở đây không chấp khác với không theo, vì không theo là đoạn tuyệt không sống với vọng, trong khi không chấp, không có nghĩa là đoạn tuyệt với vọng, mà vẫn sống với vọng nhưng không chấp vào nó, nên không bị lệ thuộc vào nó, và không bị nó trói buộc. Có thế mới tránh được hai lỗi THEO và KHÔNG THEO của chấp thường và chấp đoạn. Như vậy pháp tu này chỉ sai lầm trong hai chữ KHÔNG THEO, chứ hai chữ TRI VỌNG thì hoàn toàn không có gì gọi là sai lầm cả. Trên là cách điệu hỏi đáp của Thiền tông, nếu ai cùng căn cơ thì nhận ra ngay yếu chỉ, còn không thì thật là khó vào.) Vì vậy cho nên chúng tôi mới có những lời dong dài này đối với mọi người, mà không ngoài mục đích là Tồi tà phụ chánh.
Cũng trong chiến dịch này, hiện nay, ở trong nước chúng ta cũng đã xuất hiện thêm một bóng Ma nữa đó là Thầy Chơn Quang, không hiểu chúng có liên hệ gì đến bóng Ma trước hay không, nhưng chúng cũng ra sức nổ lực hủy báng Tịnh độ tông, Mật tông và luôn cả Đại thừa một cách “mục hạ vô nhân,” thiếu hiểu biết, thuộc dạng điếc không sợ súng, hay ếch ngồi đáy giếng nhìn trời bằng vung. Họ đã và đang ra sức đánh phá Phật giáo, gây chia rẽ nhau bằng cách gây mâu thuẫn giữa nội bộ Phật giáo qua việc chống phá Tịnh độ tông, Mật tông, giữa Đại thừa và Tiểu thừa. Sở dĩ chúng tôi gọi họ là Ma vì, nếu họ là Phật thì không bao giờ họ lại đi hủy báng bậc đạo sư mà họ đang tôn thờ bao giờ, dù là hủy báng dưới hình thức nào đi nữa cũng là hủy báng. Thật ra họ đâu có hủy báng Phật bao giờ, nhưng có một điều mà họ không nhận ra được là họ đi hủy báng các tông phái khác của đức Phật cũng chính là hủy báng đức Phật, cũng là hủy báng chính mình mà họ không biết, hay họ có biết nhưng đó là nhiệm vụ của họ!? Chúng ta có quyền phê bình chỉ trích một cá nhân nào đó đã sai lầm trong việc xiển dương Phật pháp, chứ chúng ta không có quyền hủy báng một phương pháp nào đó của đức Phật dành cho căn cơ khác với căn cơ của mình. Nếu mình làm như vậy là vô tình mình hủy báng chính đức Phật, vì tất cả mọi pháp môn do Phật nói ra đều tùy theo căn cơ của chúng sanh mà Phật cho thuốc (pháp), với mục đích là làm lành con bệnh đó; và khi bệnh đã lành rồi thì lúc đó chính là lúc con bệnh được giải thoát (thân bệnh thì giải thoát đau khổ về vật chất cơ thể mà tâm họ không chịu nổi, Tâm bệnh thì giải thoát mọi khổ đau về phiền não vô minh). Vậy mục đích cuối cùng của các pháp môn đức Phật dạy là GIẢI THOÁT KHỔ ĐAU cho chúng sanh dưới mọi hình thức. Vì là vô lượng pháp môn để đối trị với vô lượng căn cơ bệnh, nên phải tùy thuộc vào căn bệnh mà cho thuốc chữa trị chứ không thể lấy thuốc trị bệnh này đem chữa cho bệnh nọ được, không thể lấy pháp dành cho người tu thiền ép buộc người tu Tịnh độ tu được v.v...
Nếu là một vị Thiền sư, một vị Pháp sư thì trước hết phải hoàn thiện nắm vững được những sở học của mình về Phật lý tổng quát cùng thâm nhập sâu vào pháp tu chuyên môn của mình, bằng cách thực hành để đưa đến việc tri hành hợp nhất rồi sau đó mới đi hướng dẫn người. Nếu không vậy thì người đó chưa phải là một Thiền sư , chưa phải là một vị Pháp sư chính hiệu; vì họ chưa nắm vững được bệnh án của chúng sanh trong việc cho thuốc chữa trị bệnh, nên việc hướng dẫn của họ không đạt kết quả, nhiều lúc đưa người ta đến chỗ tẩu hỏa nhập ma, hay đi vào đường ma lối quỷ, đó là chuyện có thể xảy ra không thể nào tránh khỏi được. Thí dụ như người có căn cơ tu Tịnh độ mà mình bắt họ phải tu theo Thiền chẳng hạn, thì điều gì sẽ xảy ra nếu họ không tẩu hỏa nhập ma, thì có lẽ cũng khùng khùng điên điên, hay mát mát gì đó suốt cả một đời không gỡ nổi, vì chính vị thầy hướng dẫn họ đâu có kinh qua những kinh nghiệm này! Và đây cũng là những hiện tượng thường xảy ra trong giới tu Thiền lâu nay, mà những người đứng ra hướng dẫn học Thiền nào ai hay biết. Đó là một việc làm nguy hiểm, nó cũng giống như một bác sĩ khám bệnh cho thuốc vậy; nếu là bác sĩ nắm rõ được bệnh lý của từng con bệnh thì đều chắc chắn là lúc nào họ cũng bắt mạch và cho thuốc đúng căn bẹânh, và vì thế căn bệnh sẽ mau thoát khỏi, còn nếu không phải là bác sĩ mà khám bệnh kê toa cho thuốc thì điều gì sẽ xảy ra nếu không nói là chết người xảy ra, thì cũng làm cho con bệnh nặng thêm, vì chính họ không nắm rõ bệnh lý của mọi bẹânh nhân, thì làm sao họ có thể cho thuốc chữa lành cho bệnh nhân được. Cốt lõi của vấn đề ở đây là: Để được gọi là một Thiền sư, một Pháp sư thật sự, thì trước hết vị đó phải thông Phật lý, và phải có trình độ tu chứng, hay ít ra cũng có kinh nghiệm về pháp tu của mình, sau đó mới nói đến việc ra dạy người, hay hướng dẫn cho người khác. Cũng vậy nếu muốn được gọi là một Bác sĩ thì trước hết vị đó phải có bằng bác sĩ, và điều quan trọng là phải thông suốt y lý bẹânh án, và thông cả dược liẹâu đều trị, sau đó mới nói đến chuyện hành nghề bác sĩ, còn nếu không phải là bác sĩ mà đi chữa bệnh cho người thì chắc chắn người đó trước hết sẽø làm cho người ta chết, và sau đó chính mình phải ngồi tù. Điều quan trọng ở đây chính là việc: “Muốn cứu người chết đuối, thì trước hết ta phải biết bơi, biết lặn, và biết cách cứu người không biết bơi, sau đó mới nhảy xuống sông cứu người, còn nếu không biết mà nhảy xuống cứu người thì chính người cứu cũng chết luôn nói chi đến việc cứu người.” Cũng vậy, trong cách hướng dẫn người tu, trước hết chúng ta cũng phải thông đường đi nước bước của pháp môn mình hướng dẫn cho người, nghĩa là mình đã kinh qua rồi, đã thông suốt rồi, nếu không thì chính người hướng dẫn người cũng sẽ lạc vào chốn u u minh minh của đường ma lối quỷ mà thôi. Ở đây dứt khoát không có chuyện vừa tu vừa hướng dẫn người tu theo mình được. Vì sao? Vì trong lúc người hướng dẫn đang tu pháp đó mà cũng hướùng dẫn người khác cùng tu theo mình thì điều gì sẽ xảy ra, nếu người được hướng dẫn gặp những trở ngại, hay thấy những điều lạ lùng trong lúc tu, mà người hướng dẫn chưa từng thấy, chưa từng kinh qua, chưa từng bị trở ngại thì làm sao có thể có kinh nghiệm để trả lời và giải quyết những quyết nghi này cho đệ tử là lành hay là dữ? Là đúng đường hay sai đường? Đó một điều hệ trọng hàng đầu trong việc tu trì, thế mà chúng tôi thấy có người dám coi nhẹ vấn đề này, đứng ra vừa tu vừa hướng dẫn người khác tu theo phương pháp đang tu của mình, và cũng dám bạo phổi viết vào trong sách phụ lục phần ĐẾN NHÀ là: “Lúc trước tôi chỉ thấy ‘khởi niệm là hai, nếu bặt niệm thì tâm thanh tịnh tròn sáng.’ Và bây giờ tôi lại thấy ‘tâm cảnh không hai, nó không còn giới hạn nơi mình mà nó ở khắp mọi nơi.’ Tôi thấy như vậy nên cách tu cũng chuyển theo. (tr. 85) T.T.V.N.C.T.K.20)” Không hiểu như vậy họ cho rằng cái thấy nào là đúng và cái thấy nào là sai đây? Theo ở đây thì cho chúng ta thấy cái thấy trước là cái thấy sai trong hiện tại, và nó chính là cái thấy đúng của trước đây ? Vậy cái đúng trong hiện tại sẽ là cái thấy gì ở trong tương lai đây? Nếu trong tương lại có một cái thấy nữa? Vậy thì hướng dẫn người theo mình cho đến lúc nào có cái Thấy tánh như thật đây? Vì cái Thấy Tánh như thật là cái thấy tánh chỉ có một, không sai biệt, trong khi người hướng dẫn thì khi thấy như thế này, khi thấy như thế nọ, thì cái thấy này cũng chỉ là cái thấy của sai biệt, cái thấy của vọng mà thôi, cái thấy này nếu ai có học giáo lý thì cũng sẽ thấy như vậy thôi, vì đó là cái thấy của kiến giải, có phải là cái thấy của chứng ngộ đâu?! Vậy thì thử hỏi người hướng dẫn, dẫn người đi đâu vậy? Đi quanh quẩn trong đường ma lối quỷ sao!? Đây chính là hiện tượng đang phổ biến hiện nay của Phật giáo đã và đang xảy ra trong giới học Thiền, trong nước cũng như ngoài nước. Sở dĩ ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến vấn đề này, là vì hiện tại trong nước đã và đang có chiến dịch hủy báng chê bai Tịnh độ tông, Mật tông và kinh điển Đại thừa, mà những người ra làm việc này không ai xa lạ gì với chúng ta như trên chúng tôi đã đề cập đến, chỉ vì họ không phải là những Thiền sư, những Pháp sư thật sự như những yêu cầu ở trên, nên họ đã làm những việc làm thiếu hiểu biết, thiếu sáng suốt để dẫn đến có những chấp thủ cực đoan. Trước hết cứ cho mình là nhất, sau nữa là chỉ có pháp tu của mình là hơn hết còn những pháp tu khác là thua kém, hay không phải pháp tu của Phật. Về tất cả mọi phương pháp tu, thật ra không có phương pháp nào là nhất cho mọi căn cơ cả, mà phương pháp tu đó nhất đối với căn cơ đó, và ngược lại chúng sẽ là một nguy cơ nếu là không phải căn cơ đó. Sở dĩ chúng ta thường gặp trong các kinh điển, lúc độc tụng thường thấy đức Phật bảo kinh này là nhất, đọc kinh khác đức Phật cũng nói kinh đó nhất v.v... Như vậy đức Phật dạy có mâu thuẫn, ba phải hay không? Thật ra đâu có gì mâu thuẫn và ba phải đâu, tại vì chúng ta không hiểu được thâm ý của đức Phật dạy đó thôi. Vì mục đích đức Phật nói kinh này nhất, là nhất cho căn cơ này, nói kinh kia nhất, là nhất cho căn cơ kia, nói kinh nọ nhất, là nhất cho căn cơ nọ; chỉ vì chúng ta không hiểu được thâm ý của đức Phật cho nên mới chấp vào kinh đó, hay giáo pháp mà đức Phật nói nhất đó, và y cứ vào đó lấy làm phương pháp tu cho mình, rồi cho phương pháp tu của mình là hơn các phương pháp khác. Cũng vì sự hiểu biết hạn chế này cho nên phát sanh ra không biết bao nhiêu là mâu thuẫn giữa các tông phái với nhau, và cũng từ đó vấn đề cạnh tranh thu hút môn đồ từ đó cũng sinh ra. Tông này nói cách tu mình nhất, Tông kia bảo cách tu mình nhất, và ra sức bài xích những pháp tu không phải là pháp tu của mình, lẫn nhau. Họ tự vỗ ngực bảo pháp tu của mình mới đúng là pháp tu của Phật, vì pháp tu tọa Thiền của mình là pháp tu của chính đức Phật khi ngài còn tại thế tu, và nhờ nó mà thành Chánh giác, còn các pháp tu khác thì không phải, hay có phải đi chăng nữa thì cũng đi chậm, không thể giải thoát nhanh như họ được v.v.... và kêu gọi hành giả quay về với họ; trong khi họ không biết rằng việc làm của mình là sai lầm, không biết gì về vấn đề khế cơ khế lý đối với căn cơ hành giả, họ không hiểu việc người ta không đến với mình là vì căn cơ của họ không thích hợp với pháp tu của mình. Đó là những nguyên nhân gây ra sự xóa trộn xích mích chia rẽ trong phật giáo hiện nay. Tại sao họ lại có những việc làm như vậy? Vì như trên chúng tôi đã nói, họ không thông suốt Phật lý, không hiểu những thâm ý của Phật lý khi nói ra cái nhất, cùng tiến trình tu chứng của họ cũng không, cho nên đưa đến tình trạng thiếu nhận thức hiểu biết về Phật lý căn bản trong cái tổng thể của nó, mà chỉ biết nhận thức theo kiểu hiểu biết một chiều cho nên họ chỉ biết duy nhất có một con đường đưa đến giải thoát khổ đau là Thiền tông, ngoài ra không còn gì nữa. Cho nên khi người ta không tu theo mình lại đâm ra hủy báng nói xấu pháp môn của người ta, làm như vậy có xứng danh là một người tu Phật hay không? Đừng nói chi đây lại là một người tự nhận mình là một Thiền sư! Trong Thiền tông không bao giờ có những hạng người như vậy đâu, nếu có chăng nữa thì đó cũng chỉ là một cá nhân nào đó học hành không đến nơi đến chốn, tu tập chưa đến đâu, hay họ chỉ là người đội lớp Thầy tu, măïc chiếc áo, cạo trọc đầu làm tay sai cho các thế lực vô minh chống phá Phật giáo, nên mới có những hành động như vậy. Trong khi đó thì đức Phật đưa ra vô số con đường để hướng dẫn chúng sanh thoát khổ, tùy theo căn cơ duyên nghiệp của chúng sanh mà chữa trị căn cơ bệnh của họ, để rồi qui về một mối GIẢI THOÁT chúng bằng con đường Trung Đạo THIỀN ĐỊNH dành chung cho mọi căn cơ trước khi đạt NIẾT-BÀN. Thiền tông cũng chỉ là một trong những con đường, trong đó có cả Tịnh độ tông, Mật tông .v.v... Vậy Thiền định đâu phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà bất cứ Tông nào cũng đều phải dùng pháp Thiền định để giải thoát khổ đau sanh tử nếu hành giả của Tông phái đó muốn giải thoát. Điều này chúng ta ai cũng thâáy rõ ràng và một cách cơ bản rằng GIỚI-ĐỊNH-TUỆ chúng nằm trong BA TẠNG GIÁO ĐIỂN, trong MƯỜI HAI BỘ KINH, bộ nào lại không có; và nó cũng ở rải rác trong các kinh nhỏ như giáo lý TỨ THÁNH ĐẾ phần Bát Thánh đạo có chánh Định; hay BA VÔ LẬU HỌC tức GIỚI-ĐỊNH-TUỆ, trong Ba mươi bảy phẩm trợ đạo; hay trong LỤC BA LA MẬT, THẬP BA LA MẬT có Thiền Định ba la mật v.v.... Nghĩa là Thiền Định dành cho từ căn cơ thấp nhất là con Người cho đến Trời, Thanh văn, Duyên giác, và cao nhất là Bồ Tát đều dùng Thiền Định trong pháp tu tập của mình, và tùy thuộc vào căn cơ của từng giới mà có gia giảm trong các pháp trợ đạo. Ở đây chỉ có sự sai biệt khác nhau trong phương pháp hướng dẫn thực hành chúng tùy thuộc các tông phái, và cũng tùy vào căn cơ của hành giả giữa các tông phái với nhau mà thôi, nhưng chỉ có Thiền Định thì giới nào cũng phải có hết. Vậy mà những người trong cái gọi là Thiền tông Việt nam vào cuối thế kỷ 20, không thấy chúng hay sao? Hay không học đến chúng, chỉ biết đến cái Thiền của Thiền tông mình không thôi, rồi đâm ra có thái độ trịch thượng của kẻ cả phê phán tông phái này, chê bai tông phái nọ. Trong khi ngay đến cái Thiền của Tông phái mình cũng không nắm vững cốt tủy của nó nữa, đem công án của các vị Thiền Tổ sư ra bàn luận mổ xẻ một cách sai lầm, bậy bạ như nhà học giả Lý Việt Dũng đã từng nêu ra hàng trăm điểm lỗi lầm, bậy bạ trong việc bàn luận, và dịch thuật về Công án Thiền Việt Nam và Trung hoa, Ông đãù dẫn chứng đối chiếu từ các kinh sách văn học Thiền giáo của Đại Tiểu thừa giáo và văn học Thiền tông một cách rõ ràng minh bạch đàng hoàng, trong quyển: “Lạm bàn một số điểm chưa đạt trong: 1- Tuệ trung Thượng sỹ ngữ lục giảng giải. 2- Phần đầu quyển ‘Thiền sư Việt Nam’ dẫn dịch từ ‘Thiền Uyển tập anh’. 3- Tham đồ hiển quyết và thi tụng các Thiền sư đời Lý giảng giải.” Qua quyển sách này, thật tình cả sự nghiệp dịch thuật và viết lách của H.T. bị sụp đổ hoàn toàn, và cho chúng ta thấy rõ cái kiến thức về Phật học nói chung và Thiền tông nói riêng của H.T. là không có. Như vậy mà hầu hết nhiều người vẫn còn bênh vực một cách cố chấp bảo rằng: “ Tuy kiến thức H.T. còn hạn hẹp như vậy, nhưng Ngài là người có tu có đức, không nên chỉ trích hay xúc phạm đến H.T.” Thật ra người ta bảo vậy mới nghe ra thấy có vẻ đúng, nhưng rõ ràng họ không biết thế nào là người có tu, người có đức cả. Vì theo họ trên lý thuyết có thể sai lầm, nhưng trên thực hành H.T. hằng ngày ngồi thiền, dạy người ngồi thiền, thì chính cái đó là cái tu, cái đức. Thật ra họ đâu có hiểu rằng trên cơ sở lý thuyết của phương pháp tu đã sai lầm, thì cái kết quả thực hành cách tu kia cũng sai lầm theo. Vậy thì cái đức có được từ đâu mà sanh ra đây?! Vì người có đức thực sự là người tu theo đúng pháp tu của Phật, thực hành đúng theo pháp Phật, thì cái đức mới sanh ra, còn ở đây thực hành pháp sai lầm mà bảo sanh ra đức, thì việc này làm sao có thể xảy ra. Ở đây chúng tôi chưa nói đến việc thất đức, vì họ dẫn chính mình, và người khác đi theo đường ma lối quỷ, thì đây chính là tạo tội chứ sao gọi là tạo đức được! Cho nên mọi người hãy cẩn thận đừng vì người ta nổi tiếng, vì nhiều người thiếu hiểu biết chạy theo mà mình cũng bắt chước chạy theo, làm thành một phong trào thời thượng mà thiếu cân nhắc, và tin một cách mù quán vào chúng, không những tự hại mình mà còn vô tình đồng loã với các thế lực vô minh, rốt cuộc ôm nhau mà vào địa ngục chứ không sai đâu. Như trên chúng tôi đã nói THIỀN ĐỊNH không phải chỉ có Thiền tông mới có thôi, mà chúng là pháp tu cần thiết của mọi tông Phái trong Phật giáo.
Như trên chúng tôi đã trình bày, con đường Trung đạo Thiền định, không phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà chúng dành chung cho tất cả các tông phái Phật giáo trong đó có Tịnh độ tông, và Mật tông. Con đường Trung đạo Thiền Định này bên Thiền tông thì: “TÂM VẬT NHẤT NHƯ, NGOÀI TÂM KHÔNG KHÁC.” Bên Tịnh Độ tông thì: “NHẤT TÂM BẤT LOẠN.” Bên Mật tông thì: “ TAM MẬT TƯƠNG ƯNG.” Khi mà chủ thể và đối tượng, năng và sở, tâm và vật không còn ngăn cách sai biệt, chúng không phải là hai cũng không phải là khác nữa, thì con đường Trung đạo thiền Định hiển bày. Đây chính là con đường mà chư Phật quá khứ, chư Phật hiện tại, chư Phật vị lai đã đi, đang đi và sẽ đi. Do đó chúng ta những người con Phật, dù là Thiền tông hay Tịnh độ tông, hay Mật tông v.v... phải luôn luôn tâm niệm rằng: “Không có bất cứ một pháp tu nào là nhất hết, là tối thượïng thừa nhất hết, nó nhất khi pháp tu đó thích hợp với căn cơ của người đó; ngược lại nó sẽ không nhất và có thể làm trở ngại cho đường tu của người đó khi nó không hợp với căn cơ của họ, nếu họ không tự biết mà chỉ biết chạy theo người khác, hay chạy theo phong trào.” Vậy mỗi người trong chúng ta phải tự lựa chọn cho mình một pháp tu nào đó thích hợp với căn cơ của mình, trong vô lượng pháp môn tu do đức Thế tôn đã để lại. Và chúng ta cũng phải luôn cảnh giác đối những vị Thầy hay bất cứ một ai khi đến khuyên bảo chúng ta tu Phật mà luôn luôn khoe khoan pháp môn mình là nhất và ra sức chê bai hay chỉ trích pháp tu khác cũng của Phật, cho là sai đường, cho là không đúng, thì biết rằng họ đang làm việc của Ma, phải xem xét lại những lời nói của họ. Chúng ta nên biết rằng mỗi pháp tu như vậy, chúng chỉ là những pháp phương tiện, mà những phương tiện đó chúng ta cần phải vượt qua chúng, mới mong đạt được cứu cánh giải thoát được. Hơn nữa khi chúng ta đã lựa chọn pháp tu thích hợp với chúng ta rồi, thì việc kế tiếp là cần phải lựa chọn vị Thầy dẫn đường chĩ dạy cho chúng ta nữa, không phải bạ đâu chúng ta cũng nhận là Thầy, trong khi vị đó chưa rành về đường đi nước bước của mình. Chúng ta phải tìm ra những bậc minh sư có thực học, thực tu, thực kinh nghiệm, nếu không muốn nói là có thực chứng. Nếu không vậy thì cả hai phải ôm nhau mà vào địa ngục không thể nào tránh khỏi, vì chính họ không biết được đường đi của họ thì làm sao có thể hướng dẫn người khác đi mà không vào đường ma lối quỷ sao được! Đối với những bậc hướng dẫn mọi người, ngoài những việc cần và đủ để làm một người hướng dẫn người theo pháp môn tu của mình ra; chúng ta còn là những sứ giả của Như Lai, vì sứ mệnh truyền giáo của Ngài, chúng ta phải luôn luôn tôn trọng sự tự do lựa chọn pháp tu của mọi người, và luôn có tinh thần bình đẳng trong các pháp tu. Khi một người nào đó đến với pháp môn của mình, nếu qua tiếp xúc mà thấy căn cơ họ không hợp với pháp môn của mình thì mình có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ bày giới thiệu cho họ đến nơi nào mà mình biết rằng họ hợp với pháp môn đó, hơn là chúng ta nhận người một cách bừa bãi rồi để xảy ra những tình trạng trở ngại trong bước tu của họ, hay im lặng trong khi họ đang cần tìm pháp môn thích hợp cho họ. Ngoài những điều trên ra trong Phật giáo vấn đề thực hành là vấn đề cốt lõi của tu, nếu hành giả không tu không thực hành, mà chỉ biết đến để học hỏi nghiên cứu không thôi thì, cũng giống như người biết nói rất giỏi về lý thuyết phương pháp nấu ăn, nhưng khi đói không tự theo phương pháp lý thuyết để nấu ăn, thì chắc chắn sẽ bị đói thôi, do đó khi mà chúng ta đã có phương pháp tu thích hợp với mình rồi thì điều trên hết là bắt đầu thực hành áp dụng chúng ngay vào trong cuộc sống, đó là yêu cầu quan trọng trong lúc thực hành.