CÔNG ÁN:

Tăng hỏi Vân Môn:

- Pháp thân là gì?

Môn đáp:

- Sáu không thâu.

LỜI BÀN:

Có không loạn đả người đời ai hay, mở miệng nói càng ngờ đâu trúng phóc, dòng đời chảy xuôi vì sao nổi sóng? Thử hỏi, trình cơ có ý đáp sao bây giờ? Không lẽ câm mồm nín mãi, nhưng thật ra vẫn không hợp. Vậy sáu không thâu có ý gì?

LỜI TỤNG:

Chung quanh loạn đả, lão vây cờ

Thiếu phụ khóc chồng, đám rước dâu

Mắt điếc tai mù nào tỏ rõ

Ngàn năm ai biết lẽ về đâu?



Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011
0 nhận xét
categories: | | edit post





Không phải đến mãi hôm nay, chúng tôi mới nghe và biết đến danh tiếng về tài đức của Hòa Thượng Tôn sư Thích Nhật Liên như lược sử của Ngài đã đề cập đến mà, chúng tôi đã từng nghe danh Ngài từ khi còn ở bậc Trung đẳng Phật học tại Phật học viện Hải Đức Nhatrang. Hồi đó chúng tôi ở vào tuổi măn tơ, tuổi ưa tìm hiểu tài danh của các bậc tôn túc, với mục đích là vừa để hảnh diện Phật giáo Việt chúng ta có những bậc nhân tài làm rường cột cho đạo pháp mặt khác, là để chúng tôi noi gương theo công hạnh của những vị nào mà mình thích thì, trong đó có Ngài.

Lúc đó, chúng tôi chỉ biết Ngài qua đức độ của một vị Đạo Thống người Việt được công cử tại nước Lào mà thôi, còn tài của Ngài thì chúng tôi chưa biết đến nhiều; mãi đến khi chúng tôi vào học cấp bậc Đại học tại Sàigòn thì mới biết rõ về cái tài của Ngài qua Hòa Thượng Thích Trí Thủ. Lúc ấy là năm 1974, chúng tôi hân hạnh được chúng Tăng cử làm người quảng thủ Thư Viện. Một hôm Hòa Thượng Thích Trí Thủ đi ngang qua ghé vào Thư Viện và dặn dò chúng tôi: “Bộ Đại Tạng Kinh này, quý Thầy không cho bất cứ một ai mượn hết. Bộ này chỉ để dành cho TT. Thích Nhật Liên mà thôi.” Chúng tôi vâng dạ và y giáo phụng hành. Vì vào lúc bấy giờ Thư Viện Già Lam có hai bộ Đại Tạng: Bộ dày 56 tập và, bộ mỏng 100 tập. Học chúng chỉ sử dụng bộ 56 quyển còn bộ 100 quyển là để dành cho Thượng Tọa Thích Nhật Liên lúc ấy. Và giờ đây, thật sự chúng tôi mới biết thêm về cái tài học thuật thật sự của Ngài.

Lúc đó Ngài đang trú trì Chùa Văn Thánh, ở Hàng Sanh; thỉnh thoảng đôi ba tuần hay vài ba tháng gì đó Hòa Thượng đến Già Lam, sau khi hầu chuyện cùng Ôn Già Lam xong Ngài ghé xuống thư viện để lấy những quyển Đại tạng nào cần sử dụng và, chúng tôi cũng chỉ làm nhiệm vụ của một người giữ thư viện nên chỉ gặp Ngài qua chức năng làm việc, chứ chưa bao giờ được hầu cận với Ngài để thưa thỉnh hay được Ngài dạy bảo những gì mà Ngài đã đọc được từ trong Đại tạng kinh Phật dạy. Đến năm 1975 Hòa Thượng được Viện Tăng Thống công cử ra chùa Vĩnh Khánh (tên chùa vào lúc bấy giờ, do Đại Đức Thích Quảng Tấn Khai sơn) Tỉnh hội Phật giáo Long Khánh bấy giờ làm Phật sự và, lúc này bộ Đại Tạng Kinh 100 tập cũng được chuyển sang hẳn cho Ngài sử dụng. Từ đó chúng tôi không còn liên lạc với Ngài nữa, mãi cho đến năm 1992 chúng tôi mới thật sự diện kiến và được sự đùm bọc của Ngài và quý thượng tọa môn đồ pháp phái Linh mụ trong thời gian dự tang lễ cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu Chánh thư ký Viện Tăng Thống kiêm xử lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN. viên tịch.

Từ Sàigòn chúng tôi ra Huế phải mất đến ba ngày hơn, vì đạo hữu Nhật Thường thuê đúng một chiếc xe cũ của Hàn quốc, nên xe chạy cà rịch cà tang hư hỏng dọc đường. Khi chúng tôi đến chùa Linh Mụ, chúng tôi tìm gặp Thượng tọa Thích Trí Tựu và sau đó sang phương trượng hầu Hòa Thượng Thích Huyền Quang cũng từ Quảng Ngãi ra. Ở đây, chúng tôi gặp lại Hòa Thượng Thích Nhật Liên đang hầu chuyện cùng HT. Thích Huyền Quang. Sau khi phái đoàn Sàigòn đảnh lễ Hòa Thượng Thích Huyền Quang và HT. Thích Nhật Liên xong, HT. Thích Huyền Quang liền kể cho chúng tôi nghe những khó khăn do chính quyền địa phương Quảng Ngãi áp đặt lên Ngài trước khi Ngài ra đây để dự lễ tang. Họ đã thừa lệnh chính quyền Trung Ương không cho Ngài rời khỏi Tỉnh Quảng Ngãi nhẩn lễ tang của HT. Chánh thư ký Viện Tăng Thống kiêm xử lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN. và, HT. phải tuyệt thực để làm áp lực, cuối cùng họ cũng phải cho Ngài ra Huế để dự tang lễ. Ngài đã dự liệu trước những khó khăn mà môn đồ pháp quyến và GHPGVNTN. phải vượt qua có thể xảy ra trong những ngày tang lễ. Đúng là những khó khăn đó đã xảy ra, mấy ngày nay môn đồ pháp quyến phải cật lực tranh đấu dành lại quyền tổ chức tang lễ theo như truyền thống Phật Giáo, không cho nhà nước xen vào. Lúc bấy giờ, môn đồ pháp quyến, tuy TT. Thích Trí Tựu là Giám tự, nhưng hiện tại mọi quyền quyết định về nội bộ đều do HT. giữ chủ trì, còn vấn đề ngoại giao, họp hành với nhà nườc thì môn đồ pháp quyến giao cho ĐĐ, Thích Hải Tạng ứng phó.

Sau khi nhà nước biết HT. Chánh thư ký văn phòng Viện Tăng Thống viên tịch, thì nhà nước Trung Ương cử người vào thành lập bang lễ tang và, do họ sắp đặt chỉ đạo mà không thông qua môn đồ pháp quyến và Phật giáo địa phương. HT. Thích Nhật Liên đã kể lại những khó khăn đó cho chúng tôi biết và, Ngài bảo nếu Giáo hội chúng ta không đứng ra tổ chức được thì môn đồ pháp quyến chúng ta và Phật giáo Thừa Thiên làm việc đó chứ không để cho nhà nước làm. HT. cho phái đòan chúng tôi biết tiếp là, môn đồ pháp quyến đã và đang thể hiện quyết tâm đó qua mấy ngày tuyệt thực vừa qua, để phản đối việc làm sai trái phi lý của nhà nước trong việc xen vào nội bộ Phật giáo chúng ta. Sau đó HT. Thích Huyền Quang nói với HT. Thích Nhật Liên, Thầy cho phái đoàn này tá túc ở đây. Và như vậy là chúng tôi được ở lại tại chùa Linh Mụ trong thời gian lễ tang. Phái đoàn Tăng Ni và Phật tử Sàigòn gồm có TT. Thích Không Tánh, Thích Đức Thắng, Thích Quảng Huệ, Thích Đồng Đạo và một số quý Thầy quý Sư cô mà chúng tôi không biết tên cùng các vị nam nữ cư sĩ Phật tử, tất cả gần năm mươi vị. Sau khi đã ổn định chỗ nghỉ chúng tôi bắt đầu tham gia cuộc tuyệt thực cùng môn đồ pháp phái phản đối việc chính quyền đứng ra thành lập ban lễ tang nhà nước mà không thông qua môn đồ pháp phái. Cuối cùng nhà nước cũng nhượng bộ để cho Giáo Hội Phật giáo Thừa Thiên – Huế và môn đồ phái phái đứng ra thành lập Ban lễ tang, nhưng bên trong chúng cũng chìa tay ra chỉ đạo ngầm qua GHPG nhà nước; việc này đã thể hiện ra một cách rõ ràng trong trong buổi lễ HT. Thích Huyền Quang thay mặt Hội đồng lưỡng viện GHPGVNTN. đứng ra tiếp nhận Chúc thư và Ấn Tín Viện Tăng Thống GHPGVNTN. do HT. Thích Nhật Liên đại diện trao lại vào sáng 2/5/1992, tức là trước khi nhập tháp một ngày. Buổi sáng hôm đó, trước giờ làm lễ nhận lãnh Chúc thư và Ấn tín, bỗng nhiên điện bị cúp, vì môn đồ pháp quyến không dự trù việc này có thể xảy ra, không chuẩn bị máy phát điện riêng nên khi bị như vậy đành thúc thủ. Quý Thầy chịu trách nhiệm về khâu điện máy âm thinh ánh sáng phải vất vả liên hệ khắp nơi để cho buổi thành công, nhưng vẫn vô hiệu. Sau đó, quý Thầy trong môn phái mới tìm hiểu ra thì mới biết vị đã ra lệnh cúp điện không cho dùng trong buổi lễ chính là TT. chúng tôi xin dấu tên (vị TT. này, nay là một HT. đang nắm giữ các chức vị cao trong GHPGVNTN. hiện tại). Tuy bị mất điện nhưng buổi lễ vẫn được tiến hành một cách cảm động và trang nghiêm. Vì những hiện tượng bất tường như vậy trước giờ làm lễ, nên lúc đầu rất ít người tham dự, ngay trong phái đoàn đại diện cho Hội đồng lưỡng viện cũng không có vị HT. chức sự lớn tuổi nào dám đứng ra để cùng HT. Thích Huyền Quang đảm nhận sứ mệnh này, lúc đó chúng tôi phái đòan Phật giáo TN. Sàigòn phải đứng ra lãnh trách nhiệm này; tuy phái đòan ra thì đông; nhưng vào lúc đó nói thật ra, vì sự cố mất điện và những tin đồn do việc tuyệt thực phản đối nhà nước của môn đồ pháp quyến đủ kiểu xuất hiện, nên tạo thành những bất an trong lòng mọi người, nhất là các vị ở trong phái đòan Sàigòn tìm cách tránh né để không có mặt trong phái đòan đại diện cho Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN theo sau HT. Thích Huyền Quang đến dự buổi lễ này. Ban đầu phái đòan, ngoài HT. Thích Huyền Quang ra, các vị lớn tuổi nhất trong đòan là: TT. Thích Không Tánh, Thích Đức Thắng, ĐĐ. Thích Quảng Huệ, ĐĐ, Thích Đồng Đạo cùng chín hay mười vị Tăng Ni trẻ nữa mà chúng tôi không biết tên, khôngt biết mặt, cùng vài chục vị Thiện nam Tín nữ Phật tử đi theo phái đòan Sàigòn ra; từ Phương trượng chùa Linh Mụ đi đến chỗ quàn Kim quang Cố HT. Thích Đôn Hậu. Bên môn đồ pháp quyến, HT. Thích Nhật Liên là người đại diện cho môn đồ của đại lão HT. Thích Đôn Hậu, cung kính trao lên chúc thư và ấn tín. Có lẽ vì tâm lý bất an hay mọi người không biết nên buổi lễ ban đầu ít Tăng Ni và đồng bào Phật tử tham dự; nhưng sau đó càng lúc lại càng đông thêm và, coi như đông kín hết khu vực phía sau chùa nơi đang quàng kim quan HT. Thích Đôn Hậu. Tuy buổi lễ đơn sơ nhưng đầy trang nghiêm và xúc động. Lúc HT. Thích Huyền Quang quỳ trước kim quan HT. tân viện tịch để đọc lên những lời phát biểu tâm huyết về sự nghiệp kế thừa GHPGVNTN trong trách nhiệm thượng cầu hạ hóa, thì mọi người kẻ trước người sau cùng quỳ rợp theo, như một dòng thác. Tuy HT. phát biểu không qua hệ thống amli nhưng mọi người đều nghe rõ hết, có lẽ vì tất cả mọi người đều đang xúc động và êm lặng, nên âm thanh cứ trải rộng ra và trải rộng ra. Đây là những giây phút linh thiêng! làm lay động lòng người (kể cả những người công an đang làm nhiệm vụ quây phim, chụp hình, hay những công an chìm lớn nhỏ có mặt khắp nơi trà trộn trong đám lễ tang).

Đó là những ấn tượng khó phai đối với chúng tôi. Vì vào lúc bấy giờ, Phật giáo thống nhất coi như không hiện hữu trên hình thức nữa. Các vị lãnh đạo cao cấp từ trung ương cho đến các đại phương đều bị bỏ tù, hoặc bị cô lập tối đa, và việc đi lại rất khó khăn qua việc xin phép tạm vắng tạm trú; những khủng bố tinh thần luôn luôn đè nặng lên tâm khảm đối với các giới đồng bào, Phật tử, và các đòan thể khác ngoài nhà nước hay, các đoàn thể lệ thuộc nhà nước. Sau lễ tang, chúng tôi về lại Sàigòn thì bị công an kêu đi làm việc liền với lý do đi không xin phép! Với hòan cảnh xã hội vào lúc bấy giờ nhà nước cộng sản khủng bố tinh thần người dân như vậy mà một HT. từ Tỉnh Đồng Nai ra Thừa Thiên – Huế cầm đầm môn đồ pháp quyến tuyệt thực chống lại nhà cầm quyền trung ương cũng như địa phương để đòi lại quyền làm lễ tang cho sư phụ mình từ trong tay nhà nước, là một việc làm mà chúng ta khó hình dung được vào cái xã hội lúc bấy giờ! Đây không phải là một Vô úy Bồ-tát hay sao? Sau khi hòan thành xong bổn phận của một người đệ tử đối với sư phụ cũng là thúc phụ của mình, chúng tôi nghe HT. luôn luôn bị bắt đi làm việc và bị khủng bố tinh thần đến nỗi Ngài bị tai biến mạch máu não, đột quỵ, cũng vì thế mà sức khỏe của Ngài dần dần yếu hẳn đi. Vì sức khỏe như vậy cho nên những yêu cầu công tác Phật sự sau đại hội bất thường GHPGVNTN. tại Nguyên Thiều Bình Định, Ngài không tham dự được. Tuy Ngài không chính thức là thành viện của Hội đồng lưỡng viện, nhưng trong tâm niệm của Ngài thì lúc nào cũng hướng về GHPGVNTN. và, mong Giáo Hội mau chóng hoạt động trở lại, để con đường chánh pháp được nối mãi về sau. Những điều này chúng tôi được Ngài tâm sự nhân chuyến viếng thăm bệnh của Ngài có lẽ là năm 2004 tại một bệnh viện quân đội ở Saigòn. Đối với chúng tôi có lẽ đó là lần gặp mặt cuối cùng đối với Ngài, vì sau này rất nhiều lần TT. Thích Tuệ Sỹ và Thích Thanh Huyền có viếng thăm Ngài, nhưng chúng tôi không có cơ hội để tháp tùng cùng quý Ngài đi thăm, thật là một điều đáng tiếc!

Nam mô từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tam Thế. Trùng kiến Long Thọ Tự Chứng Minh Đạo Sư, Tây Thiên Di Đà Tự Trú Trì, Đệ nhị Cố vấn Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Húy Thượng Tâm Hạ Khai, Tự Thiện Giác, Hiệu Trí Ấn Nhật Liên, Hòa thượng Giác Linh thùy từ Chứng giám.



Già Lam Ngày 4 thang 2 năm 2010

Đệ tử Thích Đức Thắng

khấp bái



Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011
0 nhận xét
categories: | | edit post



CÔNG ÁN:

Tăng hỏi Động Sơn:

- "Luôn luôn siêng lau chùi, chớ để bụi nhơ bám"

- Vì sao không được người trao Y Bát?

Sơn bảo:

- Nói thẳng ra thì câu " Xưa nay không một vật", cũng chưa đáng được người trao Y Bát. Thử hỏi, người nào đáng trao?

LỜI BÀN:

Vì sao câu "Xưa nay không một vật", Động Sơn lại bảo chưa đáng được trao Y Bát? Nếu hiểu được chỗ này, thì cùng với Động Sơn đoạt lại Y Bát của Huệ Năng không lỗi. Nhưng thật ra ông ta không nhờ câu nói đó mà được trao Y Bát, mà chính nhờ những lời nói, sau khi nghe kinh Kim Cương đến câu: "ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM" với ngũ Tổ.

Động Sơn đã lầm rồi chăng? Nếu thật sự Động Sơn không lầm, thì đáng đoạt lại thật vậy, thử hỏi người nào đáng được đây? Nếu đã nhận ra được thì biết ngay, còn không dù cò hạ bao nhiêu câu chuyên ngữ cũng không hợp.

LỜI TỤNG:

Mở có rơi đầu

Khép không đụng trán

Ngàn năm ai dấu

Mở miệng không phân.



Read More
Người đăng: Phổ Đồng on
0 nhận xét
categories: | | edit post



CÔNG ÁN:

Tăng hỏi Tào Sơn:

- Ở trên thế gian vật gì qúi nhất?

Sơn đáp:

- Đầu con mèo chết quí nhất.

Tăng thưa:

- Vì sao đầu con mèo chết lại quí nhất?

Sơn đáp:

- Vì không người đặt giá.

LỜI BÀN:

Câu đáp của Tào Sơn là một mũi tên vừa bắn ra, cùng một lúc hạ hai mục tiêu. Nếu hiểu được chổ này, thì hiểu được hai mục tiêu, còn không thì bị tên vào mắt.

LỜI TỤNG:

Bảo rằng quí, thì tất cả đều quí

Bảo rằng không tất cả đều không

Vì các pháp xưa nay tánh vốn đồng

Bởi tâm phân biệt nên thành ngăn cách.





Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011
0 nhận xét
categories: | | edit post

nhạc nền

Video - Phim

About Me

Ảnh của tôi
Từ vô thỉ ta luân hồi cát bụi, Vẫn miệt mài bám lấy cõi trần gian; Vẫn hít thở âm thầm yêu cuộc sống, Trần gian ơi nghe cát bụi mơ màn. Theo khát vọng ta trầm luân gót mỏi, Đếm đường dài vết cũ bụi chưa tan; Ngoảnh mặt lại khói sương mờ phong kín, Đường qua đi mất dấu tự phương ngàn. Ta dong ruỗi lạc loài theo nắng sớm, Cùng mưa chiều tan nát mộng dưới chân; Đất khẽ gọi con gió chiều đi vắng, Về tự tình đưa tiễn mộng nghìn năm. Nghe tan vỡ từ vô thường hoa nở, Nắng nghìn năm trưa buồn lạ trong hồn; Chiều ủ rũ qua nắng tàn trăng hiện, Từng giọt vàng rơi cõi đất mông lung. Vẫn hiện thực qua sắc màu biến đổi, Chuyện trăng tàn nhớ bóng ráng chiều phong; Tựa hơi thở buồn vui nào biết nổi, Cả một đời qua sinh diệt thời gian. Chợt một sớm rảnh rang nhìn đất thở, Đá cựa mình nghe dao động không gian; Như hoa đớm hạt nắng vàng ảo hóa, Giọt mong manh từng giọt đẹp vô ngần. Theo duyên hiện hóa thân vào vô tận, Duyên trùng trùng cho đến mãi vô chung.