Như chúng ta biết, tất cả mọi biểu hiện trong cuộc sống, qua mọi thi vi động tác của ngôn ngữ cử chỉ hành động của chúng ta, đều phát xuất từ tự tâm chúng ta, như chính đức Phật đã xác quyết trong kinh Hoa Nghiêm:” Nhất thiết duy tâm tạo". Ở đó, trong cuộc sống thường nhật hằng ngày, chúng được thể hiện qua hai biểu thị: vọng và chân (chân ở đây vượt lên trên vọng và chân của vọng), nhưng thông thường chúng ta chỉ nhận biết được cái vọng và chân của vọng qua pháp phủ định của các ngài hơn là cái chân như thật, để từ đó chúng ta nhận thấy được cái sai lầm trong cách thể hiện do vọng tâm phân biệt khởi động và chi phối trong cuộc sống.
Sự thể hiện này bị vọng tâm phân biệt bóp méo; do đó biến thực tại không như thực tại của chính nó, mà tuỳ thuộc vào cái nhìn do vọng tâm phân biệt đẻ ra, từ đó mọi sai biệt mâu thuẫn hiện ra trong cuộc sống như: Có-không, đúng-sai, chơn-giả, thiện-ác, tốt-xấu v.v... tùy thuộc vào kiến giải do vọng tâm phân biệt áp đặt lên trên lòng thực tại mà chúng hiện hữu. Ở đây thực tại không còn là một thực tại như chính nó, như đức Phật đã từng tuyên thuyết:” Sanh tử là Niết-bàn, Niết-bàn là sanh tử; phiền não tức Bồ-đề, Bồ-đề tức phiền não.” Hay như trong văn học Thiền Trung hoa có xuất hiện một bài thơ khá độc đáo và nổi tiếng của thi sĩ Tô Đông Pha:
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều,
Vị đáo bình sanh hận bất tiêu.
Đáo đắc hoàn lai vô thị sự,
Lô sơn yên toả Triết giang triều.
Dịch:
Khói toả Lô sơn sóng Triết giang,
Khi chưa đến đó hận mơ màng.
Đến rồi đích thật không gì khác,
Khói toả Lô sơn sóng Triết giang.
Khi chúng ta còn là phàm tục chưa mở mắt ra được, thì cái nhìn này do tâm vọng mê mờ phân biệt thể hiện, nên thấy tất cả mọi vật như là mâu thuẫn ngăn cách nhau trong suốt cả một bình sanh. Khi có thể như thế này, khi có thể như thế kia; chúng sẽ trở thành sai lầm vì không đúng như thật chính nó. Cái nhìn này trở thành khó tiêu, mắc kẹt trong trạng thái mơ màng hoài vọng của vọng tâm. Do đó, cái thấy này như là nghe thấy chứ không phải nhìn thấy.
Ngược lại, một cái nhìn như thật chính nó, là cái nhìn khi mắt đã được mở ra (giác ngộ); cái nhìn này không còn bị kẹt trong trạng thái mơ màng hoài vọng của vọng tâm phân biệt chấp trước, do đó cái nhìn dung hội thông suốt tự tại. Lúc này cái nhìn trở thành hiện thực như thật chính nó, như hai câu cuối của bài thơ đã diễn tả, qua cái nhìn của tâm vô phân biệt khi đã đạt được Đạo:” Đến rồi đích thực không gì khác, Khói toả Lô sơn sóng Triết giang.” Không như cái nhìn do tâm phân biệt chấp trước.
Như vậy thực tại không là gì hết, chúng luôn luôn vẫn là thực tại như chính nó, khi không bị vọng tâm khởi lên phân biệt can thiệp vào. Chúng chỉ biến tướng biến dạng khi tâm vọng khởi lên phân biệt, để rồi chấp vào đó cho là như thế này, không phải như thế kia, thế kia không phải như thế này v.v... Mọi rắc rối lôi thôi hiện ra, và mọi sự trói buộc theo đó mà hiện hữu. Nhất thiết duy tâm tạo quả thật là một hiện tướng tuỳ theo tâm phân biệt và tâm vô phân biệt thể hiện, theo đó các thiền sư dùng pháp phủ định để phủ định mọi sai lầm do vọng tâm phân biệt đẻ ra, và chỉ thẳng cái tâm vô phân biệt cho mọi người thấy, chúng vẫn luôn luôn thể hiện trong cuộc sống của chúng ta mà chúng ta không nhận ra, như chúng ta không nhận ra cái sai lầm của vọng tâm phân biệt vậy. Như Hy Thiên Thạch Đầu bảo Duy Nghiễm Dược Sơn:
“- Như thế cũng chẳng được, không như thế cũng chẳng được; Như thế không như thế đều không được, ngươi làm sao?
Dược Sơn mờ tịt không hiểu.
Hy Thiên Thạch Đầu bảo:
- Nhân duyên nhà ngươi không phải ở đây, hãy đến chỗ Mã đại sư. Dược Sơn vâng lời đến yết kiến Mã Tổ, Dược Sơn thuật lại chuyện đã qua. Mã Tổ bảo:
- Ta có khi dạy Y nhướng mày chớp mắt, có khi không dạy Y nhướng mày chớp mắt; có khi nhướng mày chớp mắt là phải, có khi nhướng mày chớp mắt là không phải, ngươi tính làm sao?
Ngay câu nói này Dược Sơn khế ngộ, bèn lễ bái.
Mã Tổ hỏi:
- Ngươi thấy đạo lý gì mà lễ bái?
Dược Sơn thưa:
- Con ở chỗ Thạch Đầu như con muỗi đậu trên trâu sắt.
Mã Tổ bảo:
- Ngươi đã biết như thế thì tự giữ gìn".
Tất cả mọi khả năng luận lý, dù đúng hay là sai của ngôn ngữ đều bị thiền sư Thạch Đầu phủ nhận. Vậy thì Duy Nghiễm Dược Sơn phải làm sao đây? Ở đây, rõ ràng ông bị hớt hẫng và trở nên mù tịt khi nghe Thạch Đầu phủ nhận mọi sở đắc có được về luận lý đúng sai v.v... trong cuộc sống. Từ thử thách này Thạch Đầu biết rằng Dược Sơn không hợp với phương pháp phủ định của mình, nên liền chỉ ông đến Mã Tổ.
Như cái thấy của Thạch Đầu, Dược Sơn qua những lời chỉ dạy của Mã Tổ về nhướng mày chớp mắt, có khi nên, có khi không nên, khi nào đúng khi nào không đúng, qua đó Dược Sơn đã được khế ngộ. Ở đây Dược Sơn đã ngộ được cái chi trong cái nhướng mày chớp mắt này mà lễ bái? Để biết chắt là Dược Sơn đã ngộ được những gì mà mình đã nói, Mã Tổ đã ướm thử cho Dược Sơn thể hiện ra, và ông đã thật sự thể hiện cái ngộ của mình qua con muỗi đậu trên trâu sắt. Thế là Phật tính của mọi người được thể hiện ra trong những cử chỉ những động tác hoặc lời nói, trong những cái nhướng mày chớp mắt, nếu tất cả mọi động tác đó là VÔ SỰ. Chính những biểu hiện vô sự này mà thiền sư Trí Chơn đã đem ra chỉ thẳng cho đại chúng của ông khi ông dạy.
“Trí Chơn dạy chúng:
- Nheo mày chớp mắt không ngoài người này, một niệm tịnh tâm xưa nay là Phật."
Qua đây, đã quá rõ ràng cho chúng ta nhận ra pháp chỉ thẳng phải không? Những cái này xưa nay chúng ta đã từng coi thường, đã từng bỏ quên; do đó mới chạy rông bên ngoài tìm Phật đâu đâu, để cuối cùng không được chi chi đâm ra quờ quạng bối rối; trăm việc ngàn duyên đâm ra bế tắt trói buộc lẫn nhau mất dần đi tự tại và giải thoát. Cũng trong cung cách này thiền sư Pháp Loa của Việt Nam đã thể hiện trong pháp chỉ thẳng của mình khi dạy chúng.
“Đại Đạo rộng suốt nào có buộc nào có ràng, bản tánh lặng trong không thiện không ác. Bỡi do lựa chọn nên sinh ra tắt ngang lắm nẻo; chỉ cần quán mắt tí thôi cũng thành cách xa trời đất. Thánh phàm vốn chung một lối, phải quấy nào phải hai đường. Cho nên biết rằng tội phước vốn không, cứu cánh nhân quả chẳng thật, mọi người đầy đủ kẻ kẻ trọn thành, Phật tánh pháp thân như hình với bóng, tuỳ ẩn tuỳ hiện, chẳng tức chẳng ly. Lỗ mũi thẳng xuống, chân mày nằm ngang mặt ở phía trên mắt, nhưng không dễ gì nhìn thấy. Cần phải truy tầm, chẳng thấy nói sao :” Ba ngàn pháp môn cùng về vuông tấc, hà sa diệu dụng thảy tại nguồn tâm” . Nên bảo ba cửa Giới-Định-Tuệ các ông không thiếu, cần phải quán nơi chính mình. Phàm những tiếng ho tiếng tằng hắng, nhướng mày chớp mắt, tay cầm chân đi. Đó là tánh gì? Khi biết được tánh này rồi, thì đó là tâm gì? Tâm tánh đều rỗng sáng. Vậy cái nào là phải, cái nào là không phải?"
Thiền sư Pháp Loa càng rõ ràng hơn trong việc biểu hiện” Nhất thiết duy tâm tạo” qua hai cách thể hiện, phủ nhận mọi cái nhìn sai lầm do vọng tâm phân biệt đẻ ra, và chỉ thẳng những thể hiện do tâm vô phân biệt lưu xuất qua cuộc sống mà chính chúng ta không nhìn ra, hay tự lãng quên chúng, đó là pháp” Trực chỉ nhơn tâm kiến tánh thành Phật” của Phật giáo Thiền Tông. Chẳng thấy nói sao:” Ba ngàn pháp môn cùng về vuông tấc, hà sa diệu dụng thảy tại nguồn tâm". Vọng-chân đi theo chúng ta thì có thủ xả kèm theo, nhưng đối với các thiền sư thì tất cả đều bị ba mươi hèo như thiền sư Đức Sơn đã từng vung gậy bảo:” Nói được cũng bị ba mươi hèo, không nói được cũng bị ba mươi hèo". Vậy thì ở đây, cái chỉ thẳng sẽ hiện ra khi các vọng-chân được phủ định, nếu người nào có đủ căn cơ và, lanh mắt sẽ nhận ra ngay. Nơi đây, mọi phương pháp đều bị cắt đứt, mọi tư duy mọi khái niệm đều bị thủ tiêu; cái gì biểu hiện ra bên ngoài mà không có ý thức can thiệp vào, thì cái đó được chỉ thẳng. Cái được thể hiện này chính là cái biểu hiện của tâm vô phân biệt. hãy phản quán nơi chính mình thì sẽ thấy chúng trong cuộc sống. Chúng sẽ hiện hữu qua cuộc sống của chúng ta một cách rõ ràng, mà chúng ta không cần phải tìm cầu đâu cho xa mệt.
Hơn nữa, sẽ bị rơi vào đường ma lối quỷ, nếu chúng ta chạy rông tìm chúng bên ngoài, như ngài Mã Tổ đã cảnh cáo Đại Châu Huệ Hải khi ông đến tham vấn ngài.
“Huệ Hải Đại Châu đến tham vấn Mã Tổ, Mã Tổ hỏi:
- Từ đâu đến?
Đại Châu Huệ Hải thưa:
- Từ chùa Đại Vân ở Việt Châu.
Hỏi:
- Đến đây cầu việc chi?
Thưa:
- Cầu Phật pháp.
Mã Tổ hỏi:
- Kho báu nhà mình mà chẳng đoái hoài, bỏ nhà đi tìm cái chi? Ta ở trong đó không có một vật. Phật pháp là cái chi mà cầu?
Huệ Hải lễ bái thưa:
- Cái gì là kho báu nhà mình của Huệ Hải?
Mã Tổ nói:
- Hiện tại chính ngươi hỏi ta là kho báu của ngươi. Tất cả đều đầy đủ không thiếu thốn, tự do sử dụng đâu cần cầu bên ngoài. Ngay câu này, Huệ hải tự nhận ra bổn tâm mình không do hiểu biết” .
Qua công án này, chúng ta đã nhận ra ông Phật chính mình chưa? Nếu không, cho dù có hiểu nhờ vào những định nghĩa do ngôn ngữ văn tự hay mọi sự trình bày, đều không có ích chi cả, vì mọi sự hiểu biết do trí phân biệt đẻ ra, đều cũng là một thứ vọng mà thôi. Nếu ngay chính nơi ta, ngay trong cuộc sống mà chúng ta không nhận ra cái bản lai Phật tánh của chính ta, thì cho dù là nhướng mày chớp mắt mệt nghỉ, tưởng cũng chẳng can hệ chi đến việc thấy tánh thành Phật, trong khi những cái biểu hiện đó bị ý chí can thiệp vào, và tức khắc chúng bị bóp méo. Do đó, để tránh những tình trạng học đòi bắc chước này Thạch Đầu đã trắc nghiệm Hoa Lâm, khi hỏi về thiền. Hoa Lâm được thầy là Thạch Đầu hỏi như vầy:
- “Ông là Thiền tăng hay tăng thường?
Hoa Lâm:
- Con là thiền tăng.
Thạch Đầu:
- Thiền là gì?
Hoa Lâm:
- Nhướng mày chớp mắt.
Thạch Đầu:
- Hãy trình cái bộ mặt thật xưa nay của ông ra đây ta xem; ta không bảo việc nhướng mày chớp mắt.
Hoa Lâm:
- Thưa thầy, xin để việc nhướng mày chớp mắt ấy đi, hãy xem con, kia ngay chỗ con ở đấy.
Thạch Đầu:
- Kia đi mất rồí!
Hoa Lâm:
- Con đã trình xong."
Người đã đạt đạo rồi thì luôn luôn tự tại trong vấn đáp, chỉ có kẻ học đòi bắt chước mới bị bế tắc nghẹn họng trong những cú đánh bất chợt như vậy. Hầu hết những tri kiến của chúng ta là kiến giải của bọn mù, ngôn ngữ sử dụng của chúng ta là ngôn ngữ của những con vẹt, không ăn nhằm gì đến thực tại cả. Thực tại được gọi là thực tại khi chúng không bị tư tưởng văn tự, khái niệm của nhân qủa xen vào bóp méo đi sự thật như là chính nó, mà nó luôn luôn được thể hiện một cách trần truồng, không bị biểu tượng do vọng tâm đẻ ra chi phối. Nó luôn luôn được thể hiện dưới dạng vô phân biệt. Có thể qua nhướng mày chớp mắt, qua tiếng dạ, hay qua bất cứ sự thể hiện nào ra bên ngoài. Đều đó được Huệ Siêu Thủ Sơn dạy Động Sơn.
“Một hôm Động Sơn đến viếng Huệ Siêu Thủ Sơn xin chỉ dạy, Huệ Siêu nói:
- Ông đã có chỗ trụ rồi, sao còn đến đây xin chỉ dạy?
Động Sơn:
- Tâm tôi còn có chỗ khó giải mà tôi không thể kiểm soát nó được, vì vậy tôi đến đây gặp thầy.
Huệ Siêu:
- Này Lương Giớí!
Nhân đó Động Sơn đáp:
- Dạ, Bạch thầy!
Huệ Siêu:
- Đó là cái gì?
Động Sơn không nói được câu nào.
Huệ Siệu liền phán:
- Phật đẹp quá! Tiếc thay không có chút ánh sáng nào!"
Ở đây, ai có thể vì Động Sơn mà thay thế trả lời được không? Đó la cái gì? Khi Động Sơn đáp” Dạ, bạch thầy!” nhân Huệ Siêu kêu tên mình? Và tại sao Huệ Siêu bảo Phật đẹp quá! tiếc thay không có chút ánh sáng nào! Nếu là kẻ vô sự thì những gì Huệ Siêu phán nói cũng chỉ là trò chơi của ngôn ngữ nhẹ như lông hồng mà thôi. Nhưng đối với những kẻ mang tâm có-không như chúng ta, thì đây quả thật là một gánh nặng ngàn cân mang suốt cả một đời.
Dạ, đó là một cái gì? Lương Giới hoàn toàn không nhận ra, chỉ vì tâm ông còn ôm nặng một khối có-không khó giải quyết, nên không lọt qua khỏi tiếng Dạ này, vì vậy cho nên Huệ Siêu mới bảo Phật đẹp quá, tiếc thay không có chút ánh sáng nào! Và cũng qua tiếng dạ này Trường Khánh Huệ Vân đem ra chỉ thẳng cho một vị tăng và nhận xét.
“Một hôm, một ông tăng đến viếng Trường Khánh Huệ Vân và đặt câu hỏi sau đây:
- Trong thân bốn đại năm uẩn này, người ta gọi cái gì là Phật tánh?
Sư gọi tên ông tăng và ông tăng đáp:
- Dạ!
Sư yên lặng một lúc rồi nhận xét:
- Nơi ông chẳng có Phật tánh!"
"Dạ” có hay không có Phật tánh chả can hệ gì đến nó, vì có hay không cũng chỉ là một biểu hiện của trí phân biệt. Huệ Vân đã dùng” không có” để phủ định” có” của vị tăng, khi khởi lên tâm phân biệt để hỏi về Phật tánh. Trong khi Huệ Vân khêu gợi Phật tánh qua tiếng Dạ của ông mà ông không nhận ra. Hay một cách rõ ràng hơn trong cách chỉ thẳng, Ngô Hồ Đại Nghĩa đã trả lời minh bạch cho hoàng đế Thuận Tông.
“Hoàng đế Thuận Tông hỏi:
- Phật tánh là cái gì?
Sư đáp:
- Cái ấy chẳng xa chỗ phát xuất ra câu hỏi của bệ hạ!
Thật quá rõ ràng, nhưng nào ai thật tình nhận ra ông Phật của mình luôn luôn hiện hữu, mà mãi chạy quanh bên ngoài tìm kiếm ở Phật đồng, Phật gỗ, Phật ximen cốt sắt, Phật giấy v.v... Tự nhiên mọi thứ ấy được con người dựng lên, và khoát lên một giá trị nào đó. Từ đó cắm đầu cắm cổ để lạy để kêu, trong khi ông Phật nơi chính mình lại bỏ quên! Cũng như Vô Nghiệp suốt đời cắm đầu tìm hiểu kinh điển, để rồi cuối cùng cũng phải đến Mã Tổ nhờ giải quyết nghi.
“Vô Nghiệp thưa Mã Tổ:
- Về kinh điển con hiểu biết chút ít, nhưng thường nghe thiền môn” Tức Tâm tức Phật” thật con chưa hiểu thấu.
Mã Tổ đáp:
- Chỉ cái tâm chưa hiểu đó là đúng rồi, lại không có vật gì khác.
Hỏi:
- Thế nào là mật truyền tâm ấn của Tổ sư từ Ấn sang?
Đáp:
- Chính đại đức đang ồn. Hãy đi đí! Khi khác lại.
Sư vừa đi, Mã Tổ gọi:
- Đại đức!
Sư xoay đầu lại Mã Tổ hỏi:
- Là cái gì?
Sư liền lĩnh hội, và lễ bái.
Mã Tổ bảo:
- Kẻ đần độn lễ bái làm gì?"
Một cái chỉ thẳng cụ thể nơi chính người khởi vọng đặt vấn đề, để đả thông chỗ vướng mắc nơi họ, bằng cách dùng vướng mắc để mở vướng mắc. Nhưng ở đây người hỏi vẫn chưa nhận ra cái tâm chưa hiểu đó là cái gì, dù Mã Tổ đã chỉ thẳng cho ông ta, ông vẫn tiếp tục dùng trí phân biệt để dấn sâu vào những sai lầm khác. Mã Tổ vẫn kiên trì trong khi trả lời, bằng những sự việc cụ thể đã được thể hiện ra nơi người hỏi, mà trả lời những câu hỏi của ông ta; nhằm đánh thức khơi dậy được cái tâm vô phân biệt nơi người hỏi thể hiện ra bên ngoài mà chỉ thẳng. Ở đây, cũng như công án trên thay vì Vô Nghiệp sẽ” Dạ” khi Mã Tổ gọi đến tên mình, nhưng ông không dạ mà xoay đầu lại. Chính cái xoay đầu lại này đã thể hiện cái mà Mã Tổ cần chỉ thẳng cho ông. Cái gì xoay đầu lại? Xoay đầu lại bằng cái hữu tâm hay vô tâm? Và ở đây, sao gọi là kẻ đần độn? Ai hiểu được chỗ lãnh hội được của Vô Nghiệp thì lãnh hội được tại sao Mã Tổ bảo Vô Nghiệp là kẻ đần độn, nếu không thì làm kẻ ấm ức thay giùm cho Vô Nghiệp.
Cũng trong cung cách đánh thức chỉ thẳng này thiền sư Pháp Loa khi nghe chúng tụng kinh hỏi một vị tăng rằng:
“Chúng đang làm gì?
Tăng thưa:
- Chúng niệm Phật tâm.
Sư bảo:
- Nếu nói là tâm, thì tâm không Phật. Nếu bảo là Phật thì Phật không tâm. Vậy, cái nào gọi là tâm?
Vị tăng này đáp không được, Sư lại hỏi một vị tăng khác:
- Chúng đang làm gì?
Tăng thưa:
- Niệm Phật.
Sư bảo:
- Phật vốn không tâm thì niệm cái gì?
Tăng thưa:
- Chẳng biết.
Sư bảo:
- Ngươi nói chẳng biết, vậy ai nói đó!?
Tăng không đáp được."
Lâu lâu trắc nghiệm tiến trình tâm linh của đệ tử, nhưng rõ ràng tâm thức cả hai đều chưa đến độ chín mùi, thành ra cũng chỉ là công dã tràng. Từ những phép phủ định đưa vào ngõ bí, để từ đó có thể đả thông cho đệ tử. Song hai người đệ tử từ bí này đẻ ra bí khác chứ không thể nào mở được cho mình một con đường sống, cho dù thiền sư ướm thêm một chút nữa, nhưng vẫn không chuyển não được người đệ tử trong pháp chỉ thẳng này.
Ở đây, chữ” Ai” một phản diện của bộ mặt thật đã được thầy đặt ra và, trình diện cho chính người bị hỏi, nhưng người bị hỏi vẫn mù tịt. Thường cách chỉ thẳng bằng biểu tượng phản diện này được các thiền sư sử dụng rất nhiều và đa dạng, như trong lời đối đáp giữa thiền sư Vân Nham và Đạo Ngô.
“Vân Nham đang nấu trà, Đạo ngô hỏi:
- Nấu trà cho ai?
Sư đáp:
- Có một người cần.
Đạo Ngô hỏi:
- Sao không dạy Y nấu!?
Sư đáp:
- Hiện nay đang có tôi ở đây!"
Đối với các thiền sư đó là một cách thăm dò hố thẳm của nhau, cụ thể đơn giản rõ ràng như ban ngày bằng chính cuộc sống của các ngài. Điều đó chứng tỏ rằng cái chân tâm luôn luôn hiện hữu nơi mọi người, trong cuộc sống bình thường này. Nhưng chúng ta không nhận ra được thôi, chứ không phải chúng không hiện hữu, hay chúng không có nơi chúng ta, mà chúng ta phải đi tìm kiếm ở đâu bên ngoài cuộc sống chính chúng ta.
Như Hoàng bá trả lời khi tướng quốc Bùi Hưu hỏi về Cao Tăng qua công án.
“Tướng quốc Bùi Hưu vào chùa Khai Nguyên, thấy hình vẽ trên vách hỏi thầy trú trì:
- Hình gì đây?
Thầy đáp:
- Hình Cao Tăng.
Bùi Hưu hỏi:
- Hình thì có thể thấy nhưng Cao tăng thì ở đâu?
Thầy trú trì không đáp được, Bùi Hưu hỏi:
- Ở đây có thiền nhơn không?
Thầy trú trì đáp:
- Vừa có một vị tăng vào chùa làm công quả rất giống thiền giả.
Tướng quốc Bùi Hưu thưa:
- Xin thỉnh đến thưa hỏi được không?
Thầy trú trì đi mời Hoàng Bá đến, tướng quốc Bùi Hưu thấy sư vui mừng thưa:
- Bùi Hưu tôi vừa có một câu hỏi, nhưng chư đại đức ở đây tiếc lời. Giờ xin thượng nhơn thay họ đáp cho.
Hoàng Bá nói:
- Mời tướng quốc hỏi.
Bùi Hưu lập lại câu hỏi trước. Hoàng bá liền cao tiếng gọi:
- Bùi Hưu!
Tướng quốc ứng tiếng dạ!
Hoàng bá hỏi:
- Ở đâu?
Ngay đó, tướng quốc nhận ra ý chỉ, như được hạt châu trên búi tóc."
Hỏi-kêu-ứng tiếng dạ, ở đâu? Bùi Hưu nhận ra ý chỉ là ý chỉ gì? Thật ra chả có ý chỉ gì để cho Hoàng Bá trao cho Bùi Hưu cả, và ngược lại Bùi Hưu cũng chả có nhận được gì nơi Hoàng Bá trao cho, vì mỗi người tự hiện hữu một cao tăng nơi chính mình, tự mình không nhận ra thôi! Ông Phật ở đâu mà bày trò tìm kiếm?
Để rõ ràng hơn tí nữa chúng ta theo dõi cuộc đối thoại giữa Linh Hựu Qui Sơn và Viên Trí.
Linh Hựu Qui Sơn hỏi Viên Trí:
- Từ đâu đến?
Viên Trí đáp:
- Xem bệnh đến.
Qui Sơn hỏi:
- Có bao nhiêu người bệnh?
Viên Trí đáp:
- Có ngưòi bệnh có người chẳng bệnh.
Qui Sơn nói:
- Có người không bệnh, đâu không phải là Viên Trí đầu đà!?
Viên Trí đáp:
- Bệnh cùng chẳng bệnh đều không can hệ đến việc của nó. Nói mau! nói mau!”
Có bệnh không có bệnh đều không can hệ đến việc của nó là một câu chỉ thẳng. Ở đây, nếu bệnh và không bệnh có can hệ đến, thì chính nó bị các pháp chi phối trói buộc, và ngược lại nếu nó can hệ đến bệnh và không bệnh, thì chính nó tự buộc tự trói mình. Vậy thì ở đây, chủ thể và đối tượng không phải hai đường. Khi mê thì có chủ thể và đối tượng, khi ngộ ra rồi thì cả hai đều vô sự, không can hệ lệ thuộc nhau. Do đó chúng dung nhiếp nhau, thông hội nhau không phải hai cũng không phải một, đó chính là thái độ tự tại giải thoát của các vị thiền sư trong cuộc sống vô sự của các ngài được thể hiện qua công án trích dẫn sau đây.
“Hoà thượng Tuyết Phong vào núi nhặt được nhánh cây giống hình con rắn, và đề trên lưng một câu: “Vốn tự thiên nhiên chẳng nhờ bào gọt” gởi tặng Đại An.
Đại An nhận và bảo:
- Người vốn sắc núi, không tỳ vết dao búa."
Cái gì đã bị bàn tay can thiệp của con người vào, thì đó chính là một sự thể hiện đúng sai của nhân quả, chúng sẽ bị bóp méo không còn như thật chính nó. Ở đây chính nó là cái vốn tự nhiên như nhiên của thiên nhiên chẳng nhờ bào gọt, và cũng chính vì thế mà Đại An phải phán: “Người vốn sắc núi không tỳ vết dao búa” . Kể ra hai lão đã nhận ra bộ mặt xưa nay của chính họ, qua cung cách ứng xử trong việc thể hiện, mà ở đó chính họ đã tự thể nghiệm qua cách trình bày chỉ thẳng này, trong cuộc sống thường nhật hằng ngày cũng như Linh Hựu bảo Huệ Tịch khi cùng chúng đi hái trà.
“Linh Hựu cùng chúng đi hái trà, Linh Hựu bảo Huệ Tịch:
- Suốt ngày hái trà chỉ nghe tiếng con, mà chẳng thấy hình con. Hãy hiện bổn hình cho ta thấy coi!
Huệ Tịch liền rung cây trà.
Linh Hựu bảo:
- Chỉ được cái dụng còn cái thể của nó chưa được!
Huệ Tịch thưa:
- Chưa biết Hoà thượng thế nào?
Linh Hựu im lặng.
Huệ Tịch thưa:
- Hoà thượng chỉ được cái thể còn cái dụng của nó chưa được!
Linh Hựu bảo cho con hai chục gậy."
Nhằm vào mọi thi vi động tác trong cuộc sống, qua đó mọi cử chỉ mọi hành động, nói năng, đi đứng nằm ngồi v.v... được thể hiện như là những tín hiệu thông tin cho nhau, được đem ra áp dụng chỉ thẳng hằng ngày, trong những cuộc tiếp xúc trắc nghiệm nhau, mà theo đó chúng mang một sắc thái trần truồng như thật. Ở đó, không những thiền sư tự thể hiện một cách tự tại vô phân biẹät, mà những người phàm tục như chúng ta, cũng được thể hiện qua cuộc sống. Nhưng vì chúng ta còn mê nên không nhận ra bộ mặt thật chính mình được thể hiện.
Như Huệ Tịch đã có kinh nghiệm khi trả lời cho Qui Sơn.
Qui Sơn hỏi Huệ Tịch:
- Nghiệp thức chúng sanh mênh mông trên quả đất không gốc có thể tựa, ông làm sao có thể biết họ có hay không?
Huệ Tịch đáp:
- Con có chỗ kinh nghiêïm, Bỗng có một vị tăng đi ngang qua, Huệ Tịch gọi Xà Lê! Vị tăng xoay đầu lại. Huệ Tịch thưa:
- Bạch Hoà thượng kẻ này là nghiệp thức mênh mông không gốc có thể tựa.
Qui Sơn khen:
- Đây là một giọt sữa sư tử làm tan sáu đấu sữa lừa."
Ở đây, nếu vị Xà Lê nọ mà biết hai lão già bê bối này đem mình ra để trắc nghiệm cho nhau, thì có lẽ vị tăng nọ ói máu đen ra rồi! Bỡi vì không biết cho nên ông đã trần truồng thể hiện qua cái quay đầu lại, và cũng nhờ đó mà Qui Sơn thấy rõ Huệ Tịch qua cái quay đầu lại của kẻ khác này. Đó chính là cái nghiệp thức mênh mông không gốc có thể tựa được của Thiền Tông. Qua đây, nếu ai thấy được cái không gốc mà có thể tựa được thì thấy được trí tuệ” Vô sở đắc” của Bát Nhã Tâm kinh, và” Vô sở trụ” của Kim Cương kinh. Tuy nhiên khi đã thấy được” Vô sở đắc” và” Vô sở trụ” rồi thì cái vô sở đắc vô sở trụ này không còn đất đứng nữa. Té ra chúng chỉ là một trò đùa, được các lão dàn dựng lên để lừa bịp thiên hạ cho vui; thật ra chúng chả can hệ gì đối với tánh bình đẳng của các pháp. Do đó khi nghe đến những từ ngữ này thì các lão, hoặc là vì để dỗ dành mà bịt tai chạy không kịp thở, hoặc mặc kệ tự chúng tùy nghi.
Qua những trích dẫn ở trên, cho chúng ta một cái nhìn mới toanh về sự thể hiện qua đó, chân tâm được thể hiện bày tỏ một cách bình thường sống động trong cuộc sống, mà chúng ta không nhận ra được, và đã bỏ quên nó. Ở đây, những gì được thể hiện mà chúng ta coi như không có tác dụng đối với mọi giá trị nhân quả, thì cái đó được các ngài dùng để chỉ thẳng. Cái gì không có tác dụng giá trị nhân quả, thì cái đó được thể hiện trần truồng, không mang nhãn hiệu do trí phân biệt đẻ ra áp đặt lên nó, cái này là cái không nhân không quả, chúng không lệ thuộc vào bất cứ nhận thức phân biệt nào của chúng ta. Chúng sẽ xuất hiện tùy duyên và biến theo đó như là một định thức duyên khởi, do đó chúng không tùy thuộc vào thời gian hay không gian. Ở đây, chúng là không thời, nên ở đó mọi tự tại được xuất hiện một cách đơn sơ dễ dãi mộc mạc quê mùa.
Cách thể hiện được chỉ thẳng này cũng chính là nếp sống thể hiện thường nhật hằng ngày của các thiền sư trong cuộc sống qua đó nhà thiền gọi là nếp sống” Thỏng tay vào chợ", mọi trói buộc đều được mở toan ra hết, được bóc vỏ sạch sành sanh, trần truồng như thật chính nó, như chương cuối sau đây sẽ đề cập đến.
Sự thể hiện này bị vọng tâm phân biệt bóp méo; do đó biến thực tại không như thực tại của chính nó, mà tuỳ thuộc vào cái nhìn do vọng tâm phân biệt đẻ ra, từ đó mọi sai biệt mâu thuẫn hiện ra trong cuộc sống như: Có-không, đúng-sai, chơn-giả, thiện-ác, tốt-xấu v.v... tùy thuộc vào kiến giải do vọng tâm phân biệt áp đặt lên trên lòng thực tại mà chúng hiện hữu. Ở đây thực tại không còn là một thực tại như chính nó, như đức Phật đã từng tuyên thuyết:” Sanh tử là Niết-bàn, Niết-bàn là sanh tử; phiền não tức Bồ-đề, Bồ-đề tức phiền não.” Hay như trong văn học Thiền Trung hoa có xuất hiện một bài thơ khá độc đáo và nổi tiếng của thi sĩ Tô Đông Pha:
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều,
Vị đáo bình sanh hận bất tiêu.
Đáo đắc hoàn lai vô thị sự,
Lô sơn yên toả Triết giang triều.
Dịch:
Khói toả Lô sơn sóng Triết giang,
Khi chưa đến đó hận mơ màng.
Đến rồi đích thật không gì khác,
Khói toả Lô sơn sóng Triết giang.
Khi chúng ta còn là phàm tục chưa mở mắt ra được, thì cái nhìn này do tâm vọng mê mờ phân biệt thể hiện, nên thấy tất cả mọi vật như là mâu thuẫn ngăn cách nhau trong suốt cả một bình sanh. Khi có thể như thế này, khi có thể như thế kia; chúng sẽ trở thành sai lầm vì không đúng như thật chính nó. Cái nhìn này trở thành khó tiêu, mắc kẹt trong trạng thái mơ màng hoài vọng của vọng tâm. Do đó, cái thấy này như là nghe thấy chứ không phải nhìn thấy.
Ngược lại, một cái nhìn như thật chính nó, là cái nhìn khi mắt đã được mở ra (giác ngộ); cái nhìn này không còn bị kẹt trong trạng thái mơ màng hoài vọng của vọng tâm phân biệt chấp trước, do đó cái nhìn dung hội thông suốt tự tại. Lúc này cái nhìn trở thành hiện thực như thật chính nó, như hai câu cuối của bài thơ đã diễn tả, qua cái nhìn của tâm vô phân biệt khi đã đạt được Đạo:” Đến rồi đích thực không gì khác, Khói toả Lô sơn sóng Triết giang.” Không như cái nhìn do tâm phân biệt chấp trước.
Như vậy thực tại không là gì hết, chúng luôn luôn vẫn là thực tại như chính nó, khi không bị vọng tâm khởi lên phân biệt can thiệp vào. Chúng chỉ biến tướng biến dạng khi tâm vọng khởi lên phân biệt, để rồi chấp vào đó cho là như thế này, không phải như thế kia, thế kia không phải như thế này v.v... Mọi rắc rối lôi thôi hiện ra, và mọi sự trói buộc theo đó mà hiện hữu. Nhất thiết duy tâm tạo quả thật là một hiện tướng tuỳ theo tâm phân biệt và tâm vô phân biệt thể hiện, theo đó các thiền sư dùng pháp phủ định để phủ định mọi sai lầm do vọng tâm phân biệt đẻ ra, và chỉ thẳng cái tâm vô phân biệt cho mọi người thấy, chúng vẫn luôn luôn thể hiện trong cuộc sống của chúng ta mà chúng ta không nhận ra, như chúng ta không nhận ra cái sai lầm của vọng tâm phân biệt vậy. Như Hy Thiên Thạch Đầu bảo Duy Nghiễm Dược Sơn:
“- Như thế cũng chẳng được, không như thế cũng chẳng được; Như thế không như thế đều không được, ngươi làm sao?
Dược Sơn mờ tịt không hiểu.
Hy Thiên Thạch Đầu bảo:
- Nhân duyên nhà ngươi không phải ở đây, hãy đến chỗ Mã đại sư. Dược Sơn vâng lời đến yết kiến Mã Tổ, Dược Sơn thuật lại chuyện đã qua. Mã Tổ bảo:
- Ta có khi dạy Y nhướng mày chớp mắt, có khi không dạy Y nhướng mày chớp mắt; có khi nhướng mày chớp mắt là phải, có khi nhướng mày chớp mắt là không phải, ngươi tính làm sao?
Ngay câu nói này Dược Sơn khế ngộ, bèn lễ bái.
Mã Tổ hỏi:
- Ngươi thấy đạo lý gì mà lễ bái?
Dược Sơn thưa:
- Con ở chỗ Thạch Đầu như con muỗi đậu trên trâu sắt.
Mã Tổ bảo:
- Ngươi đã biết như thế thì tự giữ gìn".
Tất cả mọi khả năng luận lý, dù đúng hay là sai của ngôn ngữ đều bị thiền sư Thạch Đầu phủ nhận. Vậy thì Duy Nghiễm Dược Sơn phải làm sao đây? Ở đây, rõ ràng ông bị hớt hẫng và trở nên mù tịt khi nghe Thạch Đầu phủ nhận mọi sở đắc có được về luận lý đúng sai v.v... trong cuộc sống. Từ thử thách này Thạch Đầu biết rằng Dược Sơn không hợp với phương pháp phủ định của mình, nên liền chỉ ông đến Mã Tổ.
Như cái thấy của Thạch Đầu, Dược Sơn qua những lời chỉ dạy của Mã Tổ về nhướng mày chớp mắt, có khi nên, có khi không nên, khi nào đúng khi nào không đúng, qua đó Dược Sơn đã được khế ngộ. Ở đây Dược Sơn đã ngộ được cái chi trong cái nhướng mày chớp mắt này mà lễ bái? Để biết chắt là Dược Sơn đã ngộ được những gì mà mình đã nói, Mã Tổ đã ướm thử cho Dược Sơn thể hiện ra, và ông đã thật sự thể hiện cái ngộ của mình qua con muỗi đậu trên trâu sắt. Thế là Phật tính của mọi người được thể hiện ra trong những cử chỉ những động tác hoặc lời nói, trong những cái nhướng mày chớp mắt, nếu tất cả mọi động tác đó là VÔ SỰ. Chính những biểu hiện vô sự này mà thiền sư Trí Chơn đã đem ra chỉ thẳng cho đại chúng của ông khi ông dạy.
“Trí Chơn dạy chúng:
- Nheo mày chớp mắt không ngoài người này, một niệm tịnh tâm xưa nay là Phật."
Qua đây, đã quá rõ ràng cho chúng ta nhận ra pháp chỉ thẳng phải không? Những cái này xưa nay chúng ta đã từng coi thường, đã từng bỏ quên; do đó mới chạy rông bên ngoài tìm Phật đâu đâu, để cuối cùng không được chi chi đâm ra quờ quạng bối rối; trăm việc ngàn duyên đâm ra bế tắt trói buộc lẫn nhau mất dần đi tự tại và giải thoát. Cũng trong cung cách này thiền sư Pháp Loa của Việt Nam đã thể hiện trong pháp chỉ thẳng của mình khi dạy chúng.
“Đại Đạo rộng suốt nào có buộc nào có ràng, bản tánh lặng trong không thiện không ác. Bỡi do lựa chọn nên sinh ra tắt ngang lắm nẻo; chỉ cần quán mắt tí thôi cũng thành cách xa trời đất. Thánh phàm vốn chung một lối, phải quấy nào phải hai đường. Cho nên biết rằng tội phước vốn không, cứu cánh nhân quả chẳng thật, mọi người đầy đủ kẻ kẻ trọn thành, Phật tánh pháp thân như hình với bóng, tuỳ ẩn tuỳ hiện, chẳng tức chẳng ly. Lỗ mũi thẳng xuống, chân mày nằm ngang mặt ở phía trên mắt, nhưng không dễ gì nhìn thấy. Cần phải truy tầm, chẳng thấy nói sao :” Ba ngàn pháp môn cùng về vuông tấc, hà sa diệu dụng thảy tại nguồn tâm” . Nên bảo ba cửa Giới-Định-Tuệ các ông không thiếu, cần phải quán nơi chính mình. Phàm những tiếng ho tiếng tằng hắng, nhướng mày chớp mắt, tay cầm chân đi. Đó là tánh gì? Khi biết được tánh này rồi, thì đó là tâm gì? Tâm tánh đều rỗng sáng. Vậy cái nào là phải, cái nào là không phải?"
Thiền sư Pháp Loa càng rõ ràng hơn trong việc biểu hiện” Nhất thiết duy tâm tạo” qua hai cách thể hiện, phủ nhận mọi cái nhìn sai lầm do vọng tâm phân biệt đẻ ra, và chỉ thẳng những thể hiện do tâm vô phân biệt lưu xuất qua cuộc sống mà chính chúng ta không nhìn ra, hay tự lãng quên chúng, đó là pháp” Trực chỉ nhơn tâm kiến tánh thành Phật” của Phật giáo Thiền Tông. Chẳng thấy nói sao:” Ba ngàn pháp môn cùng về vuông tấc, hà sa diệu dụng thảy tại nguồn tâm". Vọng-chân đi theo chúng ta thì có thủ xả kèm theo, nhưng đối với các thiền sư thì tất cả đều bị ba mươi hèo như thiền sư Đức Sơn đã từng vung gậy bảo:” Nói được cũng bị ba mươi hèo, không nói được cũng bị ba mươi hèo". Vậy thì ở đây, cái chỉ thẳng sẽ hiện ra khi các vọng-chân được phủ định, nếu người nào có đủ căn cơ và, lanh mắt sẽ nhận ra ngay. Nơi đây, mọi phương pháp đều bị cắt đứt, mọi tư duy mọi khái niệm đều bị thủ tiêu; cái gì biểu hiện ra bên ngoài mà không có ý thức can thiệp vào, thì cái đó được chỉ thẳng. Cái được thể hiện này chính là cái biểu hiện của tâm vô phân biệt. hãy phản quán nơi chính mình thì sẽ thấy chúng trong cuộc sống. Chúng sẽ hiện hữu qua cuộc sống của chúng ta một cách rõ ràng, mà chúng ta không cần phải tìm cầu đâu cho xa mệt.
Hơn nữa, sẽ bị rơi vào đường ma lối quỷ, nếu chúng ta chạy rông tìm chúng bên ngoài, như ngài Mã Tổ đã cảnh cáo Đại Châu Huệ Hải khi ông đến tham vấn ngài.
“Huệ Hải Đại Châu đến tham vấn Mã Tổ, Mã Tổ hỏi:
- Từ đâu đến?
Đại Châu Huệ Hải thưa:
- Từ chùa Đại Vân ở Việt Châu.
Hỏi:
- Đến đây cầu việc chi?
Thưa:
- Cầu Phật pháp.
Mã Tổ hỏi:
- Kho báu nhà mình mà chẳng đoái hoài, bỏ nhà đi tìm cái chi? Ta ở trong đó không có một vật. Phật pháp là cái chi mà cầu?
Huệ Hải lễ bái thưa:
- Cái gì là kho báu nhà mình của Huệ Hải?
Mã Tổ nói:
- Hiện tại chính ngươi hỏi ta là kho báu của ngươi. Tất cả đều đầy đủ không thiếu thốn, tự do sử dụng đâu cần cầu bên ngoài. Ngay câu này, Huệ hải tự nhận ra bổn tâm mình không do hiểu biết” .
Qua công án này, chúng ta đã nhận ra ông Phật chính mình chưa? Nếu không, cho dù có hiểu nhờ vào những định nghĩa do ngôn ngữ văn tự hay mọi sự trình bày, đều không có ích chi cả, vì mọi sự hiểu biết do trí phân biệt đẻ ra, đều cũng là một thứ vọng mà thôi. Nếu ngay chính nơi ta, ngay trong cuộc sống mà chúng ta không nhận ra cái bản lai Phật tánh của chính ta, thì cho dù là nhướng mày chớp mắt mệt nghỉ, tưởng cũng chẳng can hệ chi đến việc thấy tánh thành Phật, trong khi những cái biểu hiện đó bị ý chí can thiệp vào, và tức khắc chúng bị bóp méo. Do đó, để tránh những tình trạng học đòi bắc chước này Thạch Đầu đã trắc nghiệm Hoa Lâm, khi hỏi về thiền. Hoa Lâm được thầy là Thạch Đầu hỏi như vầy:
- “Ông là Thiền tăng hay tăng thường?
Hoa Lâm:
- Con là thiền tăng.
Thạch Đầu:
- Thiền là gì?
Hoa Lâm:
- Nhướng mày chớp mắt.
Thạch Đầu:
- Hãy trình cái bộ mặt thật xưa nay của ông ra đây ta xem; ta không bảo việc nhướng mày chớp mắt.
Hoa Lâm:
- Thưa thầy, xin để việc nhướng mày chớp mắt ấy đi, hãy xem con, kia ngay chỗ con ở đấy.
Thạch Đầu:
- Kia đi mất rồí!
Hoa Lâm:
- Con đã trình xong."
Người đã đạt đạo rồi thì luôn luôn tự tại trong vấn đáp, chỉ có kẻ học đòi bắt chước mới bị bế tắc nghẹn họng trong những cú đánh bất chợt như vậy. Hầu hết những tri kiến của chúng ta là kiến giải của bọn mù, ngôn ngữ sử dụng của chúng ta là ngôn ngữ của những con vẹt, không ăn nhằm gì đến thực tại cả. Thực tại được gọi là thực tại khi chúng không bị tư tưởng văn tự, khái niệm của nhân qủa xen vào bóp méo đi sự thật như là chính nó, mà nó luôn luôn được thể hiện một cách trần truồng, không bị biểu tượng do vọng tâm đẻ ra chi phối. Nó luôn luôn được thể hiện dưới dạng vô phân biệt. Có thể qua nhướng mày chớp mắt, qua tiếng dạ, hay qua bất cứ sự thể hiện nào ra bên ngoài. Đều đó được Huệ Siêu Thủ Sơn dạy Động Sơn.
“Một hôm Động Sơn đến viếng Huệ Siêu Thủ Sơn xin chỉ dạy, Huệ Siêu nói:
- Ông đã có chỗ trụ rồi, sao còn đến đây xin chỉ dạy?
Động Sơn:
- Tâm tôi còn có chỗ khó giải mà tôi không thể kiểm soát nó được, vì vậy tôi đến đây gặp thầy.
Huệ Siêu:
- Này Lương Giớí!
Nhân đó Động Sơn đáp:
- Dạ, Bạch thầy!
Huệ Siêu:
- Đó là cái gì?
Động Sơn không nói được câu nào.
Huệ Siệu liền phán:
- Phật đẹp quá! Tiếc thay không có chút ánh sáng nào!"
Ở đây, ai có thể vì Động Sơn mà thay thế trả lời được không? Đó la cái gì? Khi Động Sơn đáp” Dạ, bạch thầy!” nhân Huệ Siêu kêu tên mình? Và tại sao Huệ Siêu bảo Phật đẹp quá! tiếc thay không có chút ánh sáng nào! Nếu là kẻ vô sự thì những gì Huệ Siêu phán nói cũng chỉ là trò chơi của ngôn ngữ nhẹ như lông hồng mà thôi. Nhưng đối với những kẻ mang tâm có-không như chúng ta, thì đây quả thật là một gánh nặng ngàn cân mang suốt cả một đời.
Dạ, đó là một cái gì? Lương Giới hoàn toàn không nhận ra, chỉ vì tâm ông còn ôm nặng một khối có-không khó giải quyết, nên không lọt qua khỏi tiếng Dạ này, vì vậy cho nên Huệ Siêu mới bảo Phật đẹp quá, tiếc thay không có chút ánh sáng nào! Và cũng qua tiếng dạ này Trường Khánh Huệ Vân đem ra chỉ thẳng cho một vị tăng và nhận xét.
“Một hôm, một ông tăng đến viếng Trường Khánh Huệ Vân và đặt câu hỏi sau đây:
- Trong thân bốn đại năm uẩn này, người ta gọi cái gì là Phật tánh?
Sư gọi tên ông tăng và ông tăng đáp:
- Dạ!
Sư yên lặng một lúc rồi nhận xét:
- Nơi ông chẳng có Phật tánh!"
"Dạ” có hay không có Phật tánh chả can hệ gì đến nó, vì có hay không cũng chỉ là một biểu hiện của trí phân biệt. Huệ Vân đã dùng” không có” để phủ định” có” của vị tăng, khi khởi lên tâm phân biệt để hỏi về Phật tánh. Trong khi Huệ Vân khêu gợi Phật tánh qua tiếng Dạ của ông mà ông không nhận ra. Hay một cách rõ ràng hơn trong cách chỉ thẳng, Ngô Hồ Đại Nghĩa đã trả lời minh bạch cho hoàng đế Thuận Tông.
“Hoàng đế Thuận Tông hỏi:
- Phật tánh là cái gì?
Sư đáp:
- Cái ấy chẳng xa chỗ phát xuất ra câu hỏi của bệ hạ!
Thật quá rõ ràng, nhưng nào ai thật tình nhận ra ông Phật của mình luôn luôn hiện hữu, mà mãi chạy quanh bên ngoài tìm kiếm ở Phật đồng, Phật gỗ, Phật ximen cốt sắt, Phật giấy v.v... Tự nhiên mọi thứ ấy được con người dựng lên, và khoát lên một giá trị nào đó. Từ đó cắm đầu cắm cổ để lạy để kêu, trong khi ông Phật nơi chính mình lại bỏ quên! Cũng như Vô Nghiệp suốt đời cắm đầu tìm hiểu kinh điển, để rồi cuối cùng cũng phải đến Mã Tổ nhờ giải quyết nghi.
“Vô Nghiệp thưa Mã Tổ:
- Về kinh điển con hiểu biết chút ít, nhưng thường nghe thiền môn” Tức Tâm tức Phật” thật con chưa hiểu thấu.
Mã Tổ đáp:
- Chỉ cái tâm chưa hiểu đó là đúng rồi, lại không có vật gì khác.
Hỏi:
- Thế nào là mật truyền tâm ấn của Tổ sư từ Ấn sang?
Đáp:
- Chính đại đức đang ồn. Hãy đi đí! Khi khác lại.
Sư vừa đi, Mã Tổ gọi:
- Đại đức!
Sư xoay đầu lại Mã Tổ hỏi:
- Là cái gì?
Sư liền lĩnh hội, và lễ bái.
Mã Tổ bảo:
- Kẻ đần độn lễ bái làm gì?"
Một cái chỉ thẳng cụ thể nơi chính người khởi vọng đặt vấn đề, để đả thông chỗ vướng mắc nơi họ, bằng cách dùng vướng mắc để mở vướng mắc. Nhưng ở đây người hỏi vẫn chưa nhận ra cái tâm chưa hiểu đó là cái gì, dù Mã Tổ đã chỉ thẳng cho ông ta, ông vẫn tiếp tục dùng trí phân biệt để dấn sâu vào những sai lầm khác. Mã Tổ vẫn kiên trì trong khi trả lời, bằng những sự việc cụ thể đã được thể hiện ra nơi người hỏi, mà trả lời những câu hỏi của ông ta; nhằm đánh thức khơi dậy được cái tâm vô phân biệt nơi người hỏi thể hiện ra bên ngoài mà chỉ thẳng. Ở đây, cũng như công án trên thay vì Vô Nghiệp sẽ” Dạ” khi Mã Tổ gọi đến tên mình, nhưng ông không dạ mà xoay đầu lại. Chính cái xoay đầu lại này đã thể hiện cái mà Mã Tổ cần chỉ thẳng cho ông. Cái gì xoay đầu lại? Xoay đầu lại bằng cái hữu tâm hay vô tâm? Và ở đây, sao gọi là kẻ đần độn? Ai hiểu được chỗ lãnh hội được của Vô Nghiệp thì lãnh hội được tại sao Mã Tổ bảo Vô Nghiệp là kẻ đần độn, nếu không thì làm kẻ ấm ức thay giùm cho Vô Nghiệp.
Cũng trong cung cách đánh thức chỉ thẳng này thiền sư Pháp Loa khi nghe chúng tụng kinh hỏi một vị tăng rằng:
“Chúng đang làm gì?
Tăng thưa:
- Chúng niệm Phật tâm.
Sư bảo:
- Nếu nói là tâm, thì tâm không Phật. Nếu bảo là Phật thì Phật không tâm. Vậy, cái nào gọi là tâm?
Vị tăng này đáp không được, Sư lại hỏi một vị tăng khác:
- Chúng đang làm gì?
Tăng thưa:
- Niệm Phật.
Sư bảo:
- Phật vốn không tâm thì niệm cái gì?
Tăng thưa:
- Chẳng biết.
Sư bảo:
- Ngươi nói chẳng biết, vậy ai nói đó!?
Tăng không đáp được."
Lâu lâu trắc nghiệm tiến trình tâm linh của đệ tử, nhưng rõ ràng tâm thức cả hai đều chưa đến độ chín mùi, thành ra cũng chỉ là công dã tràng. Từ những phép phủ định đưa vào ngõ bí, để từ đó có thể đả thông cho đệ tử. Song hai người đệ tử từ bí này đẻ ra bí khác chứ không thể nào mở được cho mình một con đường sống, cho dù thiền sư ướm thêm một chút nữa, nhưng vẫn không chuyển não được người đệ tử trong pháp chỉ thẳng này.
Ở đây, chữ” Ai” một phản diện của bộ mặt thật đã được thầy đặt ra và, trình diện cho chính người bị hỏi, nhưng người bị hỏi vẫn mù tịt. Thường cách chỉ thẳng bằng biểu tượng phản diện này được các thiền sư sử dụng rất nhiều và đa dạng, như trong lời đối đáp giữa thiền sư Vân Nham và Đạo Ngô.
“Vân Nham đang nấu trà, Đạo ngô hỏi:
- Nấu trà cho ai?
Sư đáp:
- Có một người cần.
Đạo Ngô hỏi:
- Sao không dạy Y nấu!?
Sư đáp:
- Hiện nay đang có tôi ở đây!"
Đối với các thiền sư đó là một cách thăm dò hố thẳm của nhau, cụ thể đơn giản rõ ràng như ban ngày bằng chính cuộc sống của các ngài. Điều đó chứng tỏ rằng cái chân tâm luôn luôn hiện hữu nơi mọi người, trong cuộc sống bình thường này. Nhưng chúng ta không nhận ra được thôi, chứ không phải chúng không hiện hữu, hay chúng không có nơi chúng ta, mà chúng ta phải đi tìm kiếm ở đâu bên ngoài cuộc sống chính chúng ta.
Như Hoàng bá trả lời khi tướng quốc Bùi Hưu hỏi về Cao Tăng qua công án.
“Tướng quốc Bùi Hưu vào chùa Khai Nguyên, thấy hình vẽ trên vách hỏi thầy trú trì:
- Hình gì đây?
Thầy đáp:
- Hình Cao Tăng.
Bùi Hưu hỏi:
- Hình thì có thể thấy nhưng Cao tăng thì ở đâu?
Thầy trú trì không đáp được, Bùi Hưu hỏi:
- Ở đây có thiền nhơn không?
Thầy trú trì đáp:
- Vừa có một vị tăng vào chùa làm công quả rất giống thiền giả.
Tướng quốc Bùi Hưu thưa:
- Xin thỉnh đến thưa hỏi được không?
Thầy trú trì đi mời Hoàng Bá đến, tướng quốc Bùi Hưu thấy sư vui mừng thưa:
- Bùi Hưu tôi vừa có một câu hỏi, nhưng chư đại đức ở đây tiếc lời. Giờ xin thượng nhơn thay họ đáp cho.
Hoàng Bá nói:
- Mời tướng quốc hỏi.
Bùi Hưu lập lại câu hỏi trước. Hoàng bá liền cao tiếng gọi:
- Bùi Hưu!
Tướng quốc ứng tiếng dạ!
Hoàng bá hỏi:
- Ở đâu?
Ngay đó, tướng quốc nhận ra ý chỉ, như được hạt châu trên búi tóc."
Hỏi-kêu-ứng tiếng dạ, ở đâu? Bùi Hưu nhận ra ý chỉ là ý chỉ gì? Thật ra chả có ý chỉ gì để cho Hoàng Bá trao cho Bùi Hưu cả, và ngược lại Bùi Hưu cũng chả có nhận được gì nơi Hoàng Bá trao cho, vì mỗi người tự hiện hữu một cao tăng nơi chính mình, tự mình không nhận ra thôi! Ông Phật ở đâu mà bày trò tìm kiếm?
Để rõ ràng hơn tí nữa chúng ta theo dõi cuộc đối thoại giữa Linh Hựu Qui Sơn và Viên Trí.
Linh Hựu Qui Sơn hỏi Viên Trí:
- Từ đâu đến?
Viên Trí đáp:
- Xem bệnh đến.
Qui Sơn hỏi:
- Có bao nhiêu người bệnh?
Viên Trí đáp:
- Có ngưòi bệnh có người chẳng bệnh.
Qui Sơn nói:
- Có người không bệnh, đâu không phải là Viên Trí đầu đà!?
Viên Trí đáp:
- Bệnh cùng chẳng bệnh đều không can hệ đến việc của nó. Nói mau! nói mau!”
Có bệnh không có bệnh đều không can hệ đến việc của nó là một câu chỉ thẳng. Ở đây, nếu bệnh và không bệnh có can hệ đến, thì chính nó bị các pháp chi phối trói buộc, và ngược lại nếu nó can hệ đến bệnh và không bệnh, thì chính nó tự buộc tự trói mình. Vậy thì ở đây, chủ thể và đối tượng không phải hai đường. Khi mê thì có chủ thể và đối tượng, khi ngộ ra rồi thì cả hai đều vô sự, không can hệ lệ thuộc nhau. Do đó chúng dung nhiếp nhau, thông hội nhau không phải hai cũng không phải một, đó chính là thái độ tự tại giải thoát của các vị thiền sư trong cuộc sống vô sự của các ngài được thể hiện qua công án trích dẫn sau đây.
“Hoà thượng Tuyết Phong vào núi nhặt được nhánh cây giống hình con rắn, và đề trên lưng một câu: “Vốn tự thiên nhiên chẳng nhờ bào gọt” gởi tặng Đại An.
Đại An nhận và bảo:
- Người vốn sắc núi, không tỳ vết dao búa."
Cái gì đã bị bàn tay can thiệp của con người vào, thì đó chính là một sự thể hiện đúng sai của nhân quả, chúng sẽ bị bóp méo không còn như thật chính nó. Ở đây chính nó là cái vốn tự nhiên như nhiên của thiên nhiên chẳng nhờ bào gọt, và cũng chính vì thế mà Đại An phải phán: “Người vốn sắc núi không tỳ vết dao búa” . Kể ra hai lão đã nhận ra bộ mặt xưa nay của chính họ, qua cung cách ứng xử trong việc thể hiện, mà ở đó chính họ đã tự thể nghiệm qua cách trình bày chỉ thẳng này, trong cuộc sống thường nhật hằng ngày cũng như Linh Hựu bảo Huệ Tịch khi cùng chúng đi hái trà.
“Linh Hựu cùng chúng đi hái trà, Linh Hựu bảo Huệ Tịch:
- Suốt ngày hái trà chỉ nghe tiếng con, mà chẳng thấy hình con. Hãy hiện bổn hình cho ta thấy coi!
Huệ Tịch liền rung cây trà.
Linh Hựu bảo:
- Chỉ được cái dụng còn cái thể của nó chưa được!
Huệ Tịch thưa:
- Chưa biết Hoà thượng thế nào?
Linh Hựu im lặng.
Huệ Tịch thưa:
- Hoà thượng chỉ được cái thể còn cái dụng của nó chưa được!
Linh Hựu bảo cho con hai chục gậy."
Nhằm vào mọi thi vi động tác trong cuộc sống, qua đó mọi cử chỉ mọi hành động, nói năng, đi đứng nằm ngồi v.v... được thể hiện như là những tín hiệu thông tin cho nhau, được đem ra áp dụng chỉ thẳng hằng ngày, trong những cuộc tiếp xúc trắc nghiệm nhau, mà theo đó chúng mang một sắc thái trần truồng như thật. Ở đó, không những thiền sư tự thể hiện một cách tự tại vô phân biẹät, mà những người phàm tục như chúng ta, cũng được thể hiện qua cuộc sống. Nhưng vì chúng ta còn mê nên không nhận ra bộ mặt thật chính mình được thể hiện.
Như Huệ Tịch đã có kinh nghiệm khi trả lời cho Qui Sơn.
Qui Sơn hỏi Huệ Tịch:
- Nghiệp thức chúng sanh mênh mông trên quả đất không gốc có thể tựa, ông làm sao có thể biết họ có hay không?
Huệ Tịch đáp:
- Con có chỗ kinh nghiêïm, Bỗng có một vị tăng đi ngang qua, Huệ Tịch gọi Xà Lê! Vị tăng xoay đầu lại. Huệ Tịch thưa:
- Bạch Hoà thượng kẻ này là nghiệp thức mênh mông không gốc có thể tựa.
Qui Sơn khen:
- Đây là một giọt sữa sư tử làm tan sáu đấu sữa lừa."
Ở đây, nếu vị Xà Lê nọ mà biết hai lão già bê bối này đem mình ra để trắc nghiệm cho nhau, thì có lẽ vị tăng nọ ói máu đen ra rồi! Bỡi vì không biết cho nên ông đã trần truồng thể hiện qua cái quay đầu lại, và cũng nhờ đó mà Qui Sơn thấy rõ Huệ Tịch qua cái quay đầu lại của kẻ khác này. Đó chính là cái nghiệp thức mênh mông không gốc có thể tựa được của Thiền Tông. Qua đây, nếu ai thấy được cái không gốc mà có thể tựa được thì thấy được trí tuệ” Vô sở đắc” của Bát Nhã Tâm kinh, và” Vô sở trụ” của Kim Cương kinh. Tuy nhiên khi đã thấy được” Vô sở đắc” và” Vô sở trụ” rồi thì cái vô sở đắc vô sở trụ này không còn đất đứng nữa. Té ra chúng chỉ là một trò đùa, được các lão dàn dựng lên để lừa bịp thiên hạ cho vui; thật ra chúng chả can hệ gì đối với tánh bình đẳng của các pháp. Do đó khi nghe đến những từ ngữ này thì các lão, hoặc là vì để dỗ dành mà bịt tai chạy không kịp thở, hoặc mặc kệ tự chúng tùy nghi.
Qua những trích dẫn ở trên, cho chúng ta một cái nhìn mới toanh về sự thể hiện qua đó, chân tâm được thể hiện bày tỏ một cách bình thường sống động trong cuộc sống, mà chúng ta không nhận ra được, và đã bỏ quên nó. Ở đây, những gì được thể hiện mà chúng ta coi như không có tác dụng đối với mọi giá trị nhân quả, thì cái đó được các ngài dùng để chỉ thẳng. Cái gì không có tác dụng giá trị nhân quả, thì cái đó được thể hiện trần truồng, không mang nhãn hiệu do trí phân biệt đẻ ra áp đặt lên nó, cái này là cái không nhân không quả, chúng không lệ thuộc vào bất cứ nhận thức phân biệt nào của chúng ta. Chúng sẽ xuất hiện tùy duyên và biến theo đó như là một định thức duyên khởi, do đó chúng không tùy thuộc vào thời gian hay không gian. Ở đây, chúng là không thời, nên ở đó mọi tự tại được xuất hiện một cách đơn sơ dễ dãi mộc mạc quê mùa.
Cách thể hiện được chỉ thẳng này cũng chính là nếp sống thể hiện thường nhật hằng ngày của các thiền sư trong cuộc sống qua đó nhà thiền gọi là nếp sống” Thỏng tay vào chợ", mọi trói buộc đều được mở toan ra hết, được bóc vỏ sạch sành sanh, trần truồng như thật chính nó, như chương cuối sau đây sẽ đề cập đến.
0 nhận xét