Sau khi Hòa Thượng Thích Trí Quang nghe Thượng tọa Nguyên Giác trình lên Ngài những hiện tượng đã xảy ra đối với Thầy và, những giờ phút lúc lâm chung trước khi Thầy tôi vĩnh viễn ra đi. Hòa Thượng Thích Trí Quang đã đi điếu cho Thầy bốn câu kệ, chúng nói lên tất cả cuộc đời của Thầy đã thể hiện việc trong sống-bệnh-chết của chính mình,
Phụng cúng chúng trung tôn
Thiện thuận giải thóat giới
Bệnh tử bất khổ thân
Thị thắng dị thục tướng.
Tạm dịch:
Phụng hiến bậc tôn quí giữa chúng
Đã khéo tu theo giới giải thoát
Nên bệnh-tử không làm khổ thân
Đó là tướng quả báo thù thắng.
Kính viếng bậc đáng tôn quí giữa chúng Tăng, Người đã khéo léo thuận tu theo giới giải thóat, nên việc bệnh-chết đã không là làm khổ đến thân người, đó chính là tướng quả báo thù thắng (thiện báo). Đó là những gì Hòa Thượng Thích Trí Quang đã ưu ái tán dương cuộc sống đối với Thầy, điều này hình như chúng tôi chưa bao giờ nghe thấy Hòa Thượng đã tán dương bất cứ vị nào khi qua đời như vậy ngoài câu đi điếu thông thường “A-di-đà Phật”. Và Thượng tọa Tuệ Sỹ, tuy Thầy không ra được lại Nhatrang thăm Thầy chúng tôi lần cuối cùng, trước giờ phút ra đi vĩnh viễn, là vì đang bị quản chế, nhưng vẫn liên hệ thường xuyên với chúng tôi. Thầy đã nhờ Thượng tọa trụ trì Quảng Hương Già Lam Thích Nguyên Giác đọc trước Kim Quan Thầy chúng tôi bốn chữ dành để viếng cho Thầy: “TỊNH NHƯ BĂNG TUYẾT”.
Đó là những gì Thầy đã thể hiện trong cuộc sống của chính mình qua pháp tu thanh tịnh hóa ba nghiệp thân-khẩu-ý của Thầy được thể nghiệm qua bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi theo Giới luật của đức Thế tôn trong hiện quán, cộng với bốn tâm vô lượng được Thầy kết hợp một cách nhuần nhuyễn vào trong cuộc sống của mình. Từ sự thực hành đúng giáo pháp trong cuộc sống như vậy để đưa đến một cái chết theo ý muốn trong an nhiên tự tại, đó là những biểu hiện giá trị của sự nhiệm mầu đối với giáo pháp đức Thế tôn để lại. Qua cuộc sống tịnh như băng tuyết và trước cái chết Thầy đã lảm chủ theo ý muốn của Thầy một cách an nhiên tự tại đã cho chúng ta biết được mọi giá trị linh nghiệm về những lời dạy của đức Thế tôn, nếu chúng ta biết áp dụng khế cơ thì cuộc sống sẽ trở nên an lạc và tự tại.
Như mọi người ai cũng biết, cũng thấy, cũng nghe về cuộc sống tri túc của Thầy: Hơn ba mươi năm một đôi dép cao su, ba y thay đổi, ngày một bữa ngọ và hai bữa tiểu thực cùng chúng Tăng đúng giớ đúng giấc tại trai đường chùa Long Sơn, và những vật dụng cần thiết cho một cuộc sống đơn giản nếu không muốn nói là thô sơ thiếu thốn đối với một Thầy tu bình thường theo đức Phật quan niệm. Trong phòng Thầy ngoài tủ vừa để thờ kính vừa để kinh sách, một giá để chuông, một chiếc bàn gỗ thô sơ cũ kỹ, một chiếc ghế gỗ, một chiếc giường gỗ ngủ đã ngã màu và, một chiếc võng gai đu đưa trong phòng, ngoài ra thì không còn gì nữa. Khi nào có khách thì Thầy tiếp ngoài hành hiên nơi đặc những băng ghế gỗ dài và, cũng chính nơi thóang mát này Thầy làm việc cho mỗi ngày (giờ nào việc nấy) trong việc dịch kinh luật và chứng nghĩa. Đó là cuộc sống của Thầy sau ngày niềm nam Việt nam mất, còn trước đó thì Thầy ở trong một cái cốc đơn sơ trên một ngọn đồi với một người thị giả. Ngày hai buổi mang dù đi làm kinh tế cho chúng Tăng, ngoài công việc này Thầy còn bỏ thì giờ ra để dạy dỗ chúng Tăng, lúc đó còn là một Phật học viện. Cuộc sống của Thầy rất có giờ giấc: Lúc nào làm việc, lúc nào giảng dạy, lúc nào ngủ nghỉ, lúc nào thư giản, lúc nào thể dục, lúc nào ăn uống, lúc nào lễ Phật thì đâu vào đấy không sai một tí nào, ngoại trừ những trục trặc xảy ra ngoài ý muốn. Chúng tôi có diễm phúc được gần gũi hầu Thầy trong vòng sáu năm hơn từ cuối năm 1963 đến 1969. Mặc dù là đệ tử của Thầy, nhưng sau năm 1969 chúng tồi phải vào Già Lam Sàigòn để học Đại học và cho đến ngày hôm nay chúng tôi vẫn ở Sàigòn. Vì hòan cảnh xã hội nên chúng tôi không ở gần Thầy, kể từ đó cho đến nay. Trong thời gian hầu cạnh bên Thầy, nói là hầu Thầy chứ thật ra hồi đó Thầy đi làm cả ngày, chỉ có gặp hầu Thầy vào buổi tối không thôi. Việc hầu Thầy thật ra ngòai việc giặt dũ áo quần hai ngày một bộ đồ nâu sồng, quét nhà quét sân, tưới cây ra thì, chúng tôi không còn làm gì cả ngoại trừ việc học hành theo chương trình giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vào lúc bấy giờ dành cho các Phật học Viện, học Tăng phải học song song cả hai chương trình nội điển và ngoại điển cùng lúc. Cuộc sống của Thầy vào lúc ấy thật là đơn giản, đơn giản hơn cả bây giờ nữa: Vào lúc đó mỗi tối Thầy đi nghỉ đúng 9 giờ và 4 giờ 30 sáng (giờ lúc đó, bây giờ là 3 giờ 30) là dậy, tự thân nấu nước châm trà uống và tụng kinh lễ Phật, sau đó làm vệ sinh cá nhân; đến 6 giờ 30 sáng dùng điểm tâm cùng Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm tại cốc Ngài và, sau đó là mang dù đi xuống hảng Vị Trai lá Bồ-đề làm kinh tế tự túc cho chúng Tăng, đến 10 giờ 30 về dùng ngọ trai cùng Hòa Thượng, sau đó nghỉ trưa và, đúng 2 giờ 30 là đi làm việc, 4 giờ 30 về dùng tiểu thực, sau đó thư giãn cho đến 9 giờ đi nghỉ. Ngoài ra Thầy còn những giờ đứng lớp dạy cho học Tăng, những môn như Duy Thức học, Nhân Minh luận Phật giáo và những môn khác nữa nếu Phật học viện cần Giáo thọ sư cùng những công tác Phật sự giáo dục lúc bấy giờ của Giáo hội. Nhìn chung cuộc sống tri túc đơn giản của Thầy trước kia và bây giờ chúng vẫn không có gì khác nhau; tuy nhiên về mặt làm việc thực hành thì khác: Trước kia Thầy bỏ thì giờ làm kinh tế nuôi dưỡng chúng Tăng thì, bây giờ thay vào việc làm kinh tế Thầy bỏ công ra nghiên cứu dịch thuật kinh luật nhiều hơn và, nhất là vấn đề phối hợp hành trì giới luật với việc áp dụng bốn tâm vô lượng (Tứ vô lượng tâm) được Thầy đem ra áp dụng thực hành trong hiện quán qua cuộc sống một cách triệt để hơn qua tinh tấn nhẫn nhục. Thầy luôn tự nhũ phải tự thắng chính mình và, trong đó có cả việc tự thắng với bệnh tật cùng cái chết, không để chúng chi phối cuộc sống trong hiện quán của Thầy. Thầy đã bị bệnh Tiểu đường hơn mười lăm năm trời, cộng thêm bệnh áp huyết cao nữa, nhưng đối với Thầy bệnh tật cũng chỉ là một nóm thuốc hay để trị căn bệnh tham vọng phát sinh như điều thứ nhất trong 10 điều tâm niệm trong luận Bảo Vương Tam-muội đã dạy: “Nghĩ đến Thân thể thì đừng cầu không bệnh tật, vì nếu không bệnh tật thì tham dục dễ sinh.” Vì vậy cho nên Thầy đối với bệnh tật tự coi đó như là một liều thuốc để trị bệnh vậy, nên trong cuộc sống của Thầy đối với bệnh tật không là gì, hơn nữa Thầy coi đó như là một thứ duyên đủ để hình thành định lý Duyên khởi biến dịch qua chuyện sống-bệnh-chết được luật tắc vô thường chi phối thì, cứ để chúng tự nhiên như nhiên đến và đi như chính nó. Vì vậy theo Thầy, nếu phát hiện có bệnh thì chữa, còn việc thuyên giảm, hay nặng nhẹ gì đó thì, cứ tùy theo chúng mà thân ngũ uẩn này phải chịu không sao hết, chứ việc gì phải đi kiểm tra sức khỏe để ngăn ngừa các thứ bệnh nếu có làm gì! Do Thầy lúc nào cũng có quan niệm lạc quan như vậy, nên khi bệnh ung thư đa ổ của gan Thầy phát tác thì, lúc đó mới phát hiện ra mà đi chữa trị thì chúng đã thuộc vào thời kỳ chót rồi. Có lẽ bệnh nan y này có được là do biến chứng của bệnh tiểu đường mà ra, theo lời của các Bác sĩ chữa trị nói.
Hằng năm cứ vào những ngày cuối tháng 2 âm lịch mỗi năm Thầy vào Sài Gòn để dự lễ huý kỵ Hòa Thượng Già Lam Thích Trí Thủ. Năm này cũng vậy Thầy đã vào Sàigòn dự lễ ngày 01-03-Ất Dậu (09-04-2005); nhưng thần sắc vào lúc bấy giờ của Thầy không còn trong sáng nữa, ai cũng nhận thấy và biết như vậy. Sau đó Thầy trở về lại Nhatrang, và cũng từ đây sức khỏe của Thầy bắt đầu giảm hẳn, tự Thầy cảm thấy trong người bất ổn, ăn uống khó khăn hơn. Mãi cho đến vào buổi chiều ngày 18- 04-2005 (tức ngày 10-03-Ất Dậu) Thầy bị buồn nôn khi dùng tiểu thực. Các Thầy thị giả đã nhanh chóng liên hệ với cô Yến y tá, lo chăm sóc bệnh cho Thầy biết hiện tình của những hiện tượng vừa xảy ra chiều nay của Thầy, khi dùng tiểu thực cho chị biết và, nhờ chị liên hệ với bệnh viện Đa khoa Tỉnh Khánh Hòa xét nghiệm để tìm rõ căn bệnh. Sáng ngày 19-04-2005 (11-03-Ất Dậu), quý Thầy cùng Phật tử quyết định đưa Thầy đi bệnh viện tỉnh Khánh Hoà. Sau khi các Bác sĩ chụp hình, xét nghiệm, chẩn đoán xong, họ nghi Thầy bị u gan và đề nghị đưa Thầy vào Sài Gòn để kiểm tra cho chính xác hơn. Lập tức cùng ngày, quý Thầy đưa Thầy vào Sàigòn và, nhờ Thượng Tọa Thích Phước Trí chùa Van Phước giúp đỡ đưa Thầy vào bệnh viện Chợ Rẫy. Thầy nhập viện sáng ngày 20-04-2005 (12-03-Ất Dậu). Sau khi lập mọi thủ tục xét nghiệm, qua sự trung gian của Thầy Phước Trí và được sự giúp đỡ của chính Bác sĩ Giám đốc bệnh viện, nên mọi thủ tục rờm rà được bỏ qua và Thầy được dùng các máy móc hiện đại để kiểm tra, xét nghiệm. Sau đó các Bác sĩ hội chẩn đồng đưa đến kết luận:
1. Bệnh tiểu đường tuýp 2
2. Huyết áp cao
3. Nghi, K di căn gan đa ổ.
Sau nhiều lần xét nghiệm chẩn đóan nhưng tập thể Bác sĩ ở đây vẫn chưa dám xác định là bệnh của Thầy chính xác là ung thư gan đa ổ. Vì qua những bức phim chụp có thể kết luận được là như vậy, nhưng qua những xét nghiệm máu vẫn thấy máu mang âm tính, nên họ chưa dám xác quyết. Cầm lòng không đậu chúng tôi liên hệ với Bác sĩ Khóang ở bệnh viện An Bình, Bác sĩ trước kia đã trị bệnh thận cho Thượng tọa Tuệ Sỹ và, Hòa Thượng Thích Chí Tín, chúng tôi đem tất cả những hồ sơ bệnh án của Thầy về những kết luận của các Bác sĩ bệnh viện Khánh Hòa và bệnh viện Chợ Rẫy cho Bác sĩ Khóang xem qua. Bác sĩ thưa, chúng con sẽ giúp đỡ bằng cách chờ ngày chủ nhật, bệnh nhân có quyền về nhà thăm, chở Ôn qua bệnh viện An Bình, Chúng con sẽ chờ ở đây và đích thân đưa Ôn đi xét nghiệm. Sau khi chụp hình xét nghiệm xong, Bác sĩ đưa ra kết luận cũng giống như các Bác sĩ ở chợ Rẫy và Nhatrang, nhưng Bác sĩ có lưu ý một nghi ngờ về những hang ổ ở trong gan có thể là do các vi khuẩn của những con sán tạo thành vết (ổ) và, xin các Bác sĩ ở Chợ Rẫy khám xét lại về những nghi ngờ này, nếu những vết (ổ) này không phải do sán lá gan hay nấm tạo ra thì đích thị là bị K di căn gan đa ổ!
Sau khi chúng tôi đem những hồ sơ đã nhờ Bác sĩ Khóang khám nghiệm cho các Bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy xem lại thì, Bác sĩ Đào, người trực tiếp coi sóc bệnh tình cho Thầy đã vui vẻ đồng ý là sẽ làm theo yêu cầu của Bác sĩ Khóang, vì theo như lời Bác sĩ Đào thì Bác sĩ Khóang là Thầy của Bác sĩ trước đây. Sau đó Thầy được đưa đi làm tất cả các xét nghiệm trở lại và chuyển các hồ sơ này qua bên khâu chuyên môn về ung bướu của bệnh viện, cuối cùng ở đây họ kết luận một cách chắc chắn là Thầy đã bị ung thư gan đa ổ. Theo Bác sĩ Khóang và các Bác sĩ ở đây thì tối thiểu trong vòng năm tháng và tối đa là mười tháng nữa Thầy sẽ ra đi.
Qua gần chín ngày ở bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ đã tận tình chữa trị nhưng bệnh Thầy vẫn không thuyên giảm. Vào sáng ngày 28-04-2005 (2o-03-Ất Dậu), các bác sĩ bên khoa ung bướu bệnh viện Chợ Rẫy cho khám nghiệm lần chót, nhưng thật ra họ đã có kết luận rồi, chỉ chở Thầy qua khám nghiệm qua loa gì đó rồi cho Thầy về phòng và, yêu cầu người có trách nhiệm về việc nuôi bệnh Thầy vào văn phòng để họ cho biết kết quả chính xác và yêu cầu chúng tôi ký vào các thứ giấy tờ cần thiết và cho làm giấy xuất viện luôn.
Trưa hôm đó chúng tôi cùng các Thầy thị giả bàn với nhau về việc đưa Thầy về Nhatrang, cuối cùng chúng tôi đã quyết định đưa Thầy về bằng máy bay trong đó có tôi và Thầy Nguyên An sẽ theo hầu Thầy. Còn ngoài Nhatrang, Thầy Minh Thông sau khi về Nhatrang có việc Phật sự trên đường đem xe vào đón Thầy ra, giữa đường thì hay tin Thầy sẽ về bằng máy bay nên đã trở lại đón Thầy và chúng tôi tại phi trường Camranh. Sau khi bàn bạc xong chúng tôi liên hệ với Hòa Thượng Đức Chơn nhờ mua cho ba vé máy bay đi Nhatrang vào ngày mai, nhưng cuối cùng không được phải nhờ đến Thượng tọa Thích Phước Trí và, cũng nhờ Thầy, chiều cỡ 4 giờ mang xe đến đón Thầy về chùa Già lam thăm Hòa Thượng Thích Trí Quang cùng Tăng chúng Già Lam. Chiều hôm đó Thầy về tu viện Quảng Hương Già Lam để thăm Ôn Trí Quang và quý Thầy lần cuối.
Đúng 4 giờ 30 sáng hôm sau Thượng tọa Phước Trí cho xe xuống Già Lam đón Thầy và chúng tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất để đáp máy bay về Nha Trang. Sau khi Thầy được ngồi trên xe lăn theo lối đi đặc biệt dành cho người bệnh, và sau đó Thầy và chúng tôi gặp lại trên phi cơ. Suốt trong thời gian hơn nửa tiếng đồng hồi ngồi trên phi cơ, Thầy vẫn vui vẻ tuy là có hơi mệt, sau khi phi cơ đáp xuống phi trường Camranh, Thầy cũng được một chiếc xe lăn, do nhân viên phi trường đưa ra tận dưới thân phi cơ để đón Thầy vào và, đưa ra tận xe đón Thầy. Sau khi lên xe Thầy được để nằm trên một chiếc ghế nằm dài thõa mái trên xe. Khi xe ra khỏi cổng phi trường, xe dừng lại và dìu Thầy đi tiểu, sau đó lên xe và tiếp tục về đến Nhatrang. Tại chùa Long Sơn, Hòa Thượng Thích Chí Tín, quí Thầy, các học Tăng và một số Phật tử đã có mặt tại đây để chờ đợi đón Thầy. Thầy ngồi đây hàm huyên tâm sự cùng Hòa thượng Chí Tín và chư Tăng cùng Phật tử cỡ nửa tiến đồng hồ, sau đó Thầy được chư Tăng và các Thầy thị giả đưa lên phòng chỗ ở của Thầy.
Chúng tôi ở lại tại đây cho đến ngày Thầy ổn định tất cả là ba ngày, sau đó Thầy đã kêu chúng tôi vào bảo Đức Thắng thôi về trong đó lo việc đi, ở đây Thầy đã được quí Ôn quí Thầy, các y, bác sĩ tận tình giúp đỡ rồi đừng lo gì hết. Khi nào cần thì sẽ nói quí Thầy ở đây kêu ra. Sáng hôm sau chúng tôi từ giả Thầy về lại Sàigòn và nhờ quí Thầy thị giả và cô y tá ở đây, khi nào Thầy có việc gì gấp quan trọng thì cho chúng tôi biết vì lúc bấy giờ chúng tôi đang ở trong thời gian an cư kiết hạ cấm túc, nên việc đi đứng hạn chế tối đa. Trong thời gian chúng tôi ở Già lam thỉnh thỏang vài ba hôm thì liên hệ với các Thầy thị giả, để hỏi thăm bệnh tình của Thầy nặng nhẹ như thế nào.
Từ ngày Thầy trở về lại Nhatrang, ở đây quý Thầy đã kết hợp với các Bác sĩ Đông-Tây y, tiếp tục điều trị cho Thầy. Mặc dù quý Thầy cùng với các Bác sĩ hết lòng chữa trị, nhưng bệnh của Thầy vẫn không thuyên giảm. Một hôm bất chợt chúng tôi gặp Thầy Tâm Nhãn từ Nhatrang vào và, cho hay là bệnh tình của Thầy hiện đang trở nên nặng hơn. Thầy không đi lại được nữa, cho dù có người dìu. Bây giờ muốn cho Thầy đi đâu thì phải đặt Thầy lên một cái ghế có bánh xe mà đẩy đi chứ không còn đi lại hoặc dìu đi như trước kia được nữa, sau đó Thầy đi lo một số công việc khác cho Ôn.
Cũng ngày hôm đó 13-06-2005, tức là ngày 07-5-Ất dậu, sau khi Thầy Tâm Nhãn đi lo công việc cho Ôn thì Đức Thắng nhờ Thầy Thông Trí đi mua cho ba vé tàu lửa cho tôi, Thông Đạt, cùng Thông Trí đi Nhatrang vào cùng ngày hôm đó. Sáng ngày 14-06-2005 tức là ngày 08-05-Ất Dậu chúng tôi đã có mặt tại chùa Long Sơn Nhatrang. Ba anh em chúng tôi lên hầu thăm Thầy, khi mở cửa bước vào phòng Thầy, chúng tôi thấy Thầy hiện đang nằm trên võng cùng ba Thầy thị giả vây quang, Thầy im lặng không nói gì. Chúng tôi vội quì xuống gần võng, miệng không mở được lời nào, nước mắt cứ như từ đâu tuôn trào ra, tôi cầm lòng không được và cứ như thế để cho dòng nước mắt tự do tuôn chảy. Đúng là Thầy không còn bao nhiêu ngày nữa rồi! Thầy cũng không nói lời nào và, khóe mắt của Thầy cũng đang rưng rưng có lẽ vì xúc động, Thầy thị giả lấy khăn lau mắt Thầy. Sau đó chúng tôi thay đổi nhau hầu Thầy, lúc này giọng nói và âm thinh phát ra của thầy bắt đầu lơ lớ hơi khó nghe một chút, đó là ngày 15-06-2005. Sang qua ngày 16-06-2005 vào lúc hơn 2 giờ chiều Thầy tỏ ra mệt nhiều và hơi khó thở, lúc này nhịp đập của tim trở nên lọan xạ hơn. Chúng tôi cho Thầy Minh Thông và cô y tá Nguyễn thị hoàng Yến đang túc trực biết tình trạng của Thầy vừa xảy ra như vậy, nhờ Thầy và cô y tá liên hệ với Bác sĩ bệnh viện Khánh Hòa đến khám, đo và điều chỉnh lại nhịp đập của tim giùm. Sau khi Bác sĩ đem máy móc lên khám, đo và, cho biết kết quả của những hiện tượng của nhịp đập con tim như vậy là do độc tố của căn bệnh gan đã xông đến tim, nên tim không còn giữ được chức năng điều hòa nữa, có thể một trong hai ngày nữa chúng sẽ lên đến não và lúc đó Thầy sẽ bị hôn mê trong vòng hai ngày và ra đi luôn. Bác sĩ và cô y tá bảo họ đã chuẩn bị thuốc giảm đau cho Thầy, khi nào cơn bệnh lên cơn đau đớn thì họ tim thuốc vào để cầm đau. Lúc này chúng tôi thấy nguy cơ Thầy sẽ đi sớm không là bao, nên chúng tôi gọi phone vào Saigòn báo cho Thầy Trù trì Già lam Thích Nguyên Giác và nhờ trình lên Hòa Thượng Thích Trí Quang, HT. Thích Đức Chơn, Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Thầy Lê Mạnh Thát cùng quí vị quen biết ở Sàigòn. Đêm hôm đó, thân Thầy không còn làm chủ được mọi kiểm sóat của đại tiện và tiểu tiện nữa; có điều là vì lúc này Thầy không ăn uống gì nhiều ngoài nước mật ong pha lõan với nước thỉnh thỏang cho thầy uống, nên vẫn còn việc đi tiểu. Mấy hôm trước thì khi nào muốn đi tiểu thì Thầy kêu các vị thị giả hầu cận bên Thầy dìu Thầy đi hoặc ẵm lên ghế đưa vào toilet, nhưng hôm nay mặc dầu Thầy vẫn rất tĩnh táo đối với mọi việc, nhưng khi biết muốn đi thì Thầy kêu đã không kịp rồi hắn tự động ra. Vì vậy cho nên chính tôi thỉnh thỏang cứ năm mười phút là vào phòng Thầy để kiểm sóat và phát hiện những trường hợp như vậy là kêu các vị thị giả thay đồ rồi lau cho Thầy ngay.
Sang ngày 17-06-2005, cũng như mọi ngày thường lệ, khuya Thầy thức vào lúc 3 giờ 30 và, lúc này các Thầy thị giả cũng dậy theo Thầy hết để làm mọi thủ tục hằng ngày, và quây quanh bên Thầy chuyện trò, nhưng rất tiếc là lúc này Thầy không còn nói được nhiều như trước đây, và giọng nói cũng trở nên rất khó nghe hơn, vì lưỡi của Thầy đã bị độc tố xâm chiếm tạo thành những vết thương làm cho lưỡi phải bị tê liệt một phần nào đó, nên lưỡi Thầy nói không được rõ ràng lắm. Có việc gì cần lắm Thầy mới nói, còn không thì thôi. Như thường lệ đúng 6 giờ sáng đưa Thầy ra bao lơn trước thư viện Thầy trò và mọi người quây quần ở đây, chuyện trò thăm hỏi nhau sau một ngày đã qua và chúc một ngày mới an lành. Sau khi Thầy điểm tâm bằng soup xay nhuyễn, hay các thức ăn mền cùng trái cây, chúng tôi và các vị thị giả đưa Thầy vào, nhưng riêng ngày hôm qua và hôm nay Thầy không ra ngòai mà dùng điểm tâm tại phòng luôn. Hôm nay trong người Thầy có hơi khác lạ, Thầy luôn biết mọi biến chuyển trong thân mình. Chúng tôi đôi khi sợ Thầy đau đớn vì cơn bệnh hành hạ, có hỏi Thầy:
“Thầy có đau đớn gì không?”
Thầy đáp:
“Thật ra, có đôi lúc nó đau rêm rêm, chứ không đau lắm.”
Nhiều lúc chúng tôi nghĩ rằng: Có thể vì Thầy sợ chúng tôi lo lắn nên trả lời như vậy, để chúng tôi yên lòng khỏi lo. Nhưng thật ra chúng tôi rất lo về tình trạng đau đớn của con bệnh nan y quái ác này, thường hành hạ bất cứ bệnh nhân nào, lỡ đã cưu mang chúng. Như chúng ta thường thấy thường nghe các Bác sĩ, y tá và mọi người nói về chúng, chúng thường hành hạ nạn nhân trước khi nạn nhân qua đời. Chúng tôi thường theo dõi Thầy trong lúc đang ngủ. Vì chỉ có lúc này con bệnh nổi lên mới có thể hiện ra cho chúng tôi biết được, khi Thầy đang ngủ không làm chủ được xác thân trong lúc ngủ say. Nhưng rõ ràng không hề cho thấy bất cứ một hay hai ba lần gì đó vô tình cho chúng tôi biết trong lúc Thầy ngủ, vì chúng tôi luôn túc trực và thay đổi nhau để thức theo dõi Thầy trong lúc ngủ. Do vậy nên chúng tôi mới tin thật là Thầy không nói dối để cho chúng tôi an lòng khỏi lo! Cho đến giờ phút này, cái giờ phút mà các Bác sĩ và y tá bảo là chất độc của con bệnh ung thư này đã xâm nhập vào đến tim Thầy, chúng đang tạo ra những hiện tượng làm cho nhịp đập của tim không tự chủ được nữa và, chỉ còn một vài ngày nữa là công lên não làm cho Thầy hôn mê trước khi mất. Cho nên họ đã chuẩn bị cho Thầy những thứ thuốc tốt nhất trong việc làm giảm cơn đau. Nhưng cho đến giờ này vẫn chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ rằng Thầy bị đau đớn và sẽ bị hôn mê, Thầy vẫn sáng suốt trong mọi trường hợp, trong mọi ý nghĩ, chỉ có hiện tượng mệt đang xuất hiện, và lời nói của Thầy không còn được rõ cho lắm vì những vết thương bệnh đã và đang xuất hiện trong lưỡi Thầy. Nhân trong lúc Thầy còn đang sáng suốt chúng tôi có đưa ra vấn đề mà trước đây Thầy đã dặn dò ký thác về việc hậu sự cho Thầy, với Hòa Thượnmg Thích Chí Tín Trụ trì chùa Long Sơn, và cũng đã dặn dò chúng tôi trước đây vài ngày. Chúng tôi đưa ra trường hợp Giáo hội hiện tại có thể làm theo ý của họ, nếu không có di chúc của Thầy, điều họ đã tự ý làm như đám của Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, nên chúng tôi có trình những ý nghĩ đó với Thầy! Thầy đã gục đầu đồng ý là họ sẽ làm như vậy, nhưng trong lúc này Thầy không còn đủ sức để cầm viết, viết bản DI CHÚC được. Lúc này chúng tôi gợi ý là chúng con có thể làm bản THỪA HÀNH DI CHÚC và, được sự đồng ý và chữ ký đóng dấu của Hòa Thượng Thích Chí Tín và sẽ đem lên Thầy ký vào bản Thừa Hành Di Chúc này thì, Thầy gật đầu đồng ý. Sau khi chúng tôi lập xong bản Thừa Hành Di Chúc đã được Hòa Thượng Thích Chí Tín ký và đóng dấu, chúng tôi đem lên Thầy ký vào để chứng minh và ấn chứng. Trong lúc Thầy ký chúng tôi cũng chụp hình để làm bằng, vào lúc bấy giờ là 9 giờ 25 phút ngày 17-06-2005 tức là ngày 11-05-Ất Dậu. Sau khi dùng bữa trưa xong Thầy nghỉ trưa cỡ nửa tiếng đồng hồ, sau đó bảo thị giả đưa Thầy xuống võng. Lúc này Thầy và các Thầy thị giả nói chuyện vui với nhau, tinh thần lúc này của Thầy tỏ ra tỉnh táo hơn bao giờ hết, hình như Thầy đang hồi dương theo như từ mà người đời thường nói, tiếng nói của Thầy lúc này cũng rõ ràng và có lực. Đúng 13 giờ 30 Thầy cho thị giả kêu tôi vào để Thầy dặn dò. Khi Đức Thắng vào ngồi bên cạnh võng Thầy, Thầy bảo:
“Những gì đáng dạy thì Thầy đã dạy rồi. Hỗm nay Đức Thắng ra đây cũng khá lâu bốn năm ngày rồi, thế là cũng đủ rồi. Thôi Đức Thắng hãy vào lại Sàigòn mà lo các công tác Phật sự khác.”
Lúc đó vì để làm yên lòng Thầy, Đức Thắng đã thưa với Thầy:
“Dạ vâng, ngày mai hay mốt gì con sẽ trở vào Sàigòn lại. Thầy an tâm đi!”
Sau đó Thầy nhắc đến Tâm Hạnh với Đức Thắng, nhưng vì Đức Thắng hơi vội vàng cho người chạy kêu Tâm Hạnh. Nhưng thật ra sau đó Thầy nói tiếp:
“Đức Thắng coi chừng Tâm Hạnh, ….!” Lúc này Đức Thắng mới vỡ lẽ ra là Thầy lưu ý Đức Thắng về Thầy Tâm Hạnh chứ không phải bảo kêu Tâm Hạnh để dặn dò. Nhưng lúc này vị Thầy được sai đi kêu đó đã đi lâu rồi nên khỏi cần kêu lại, muộn rồi! và tiếp đó là Tâm Hạnh xuất hiện. Sau khi Tâm Hạnh xuất hiện thì Thầy im lặng luôn không nói bất cứ lời nào nữa và, cứ như vậy Thầy nằm im lặng ngó lên tường và trần nhà phía trước nơi chúng tôi có đã thiết trí sẵn tượng Phật A-di-đà. Lúc này sức khỏe Thầy tỏ ra yếu dần trở lại và, thị lực của Thầy cũng bắt đầu bị thu hẹp, khỏang cách của tượng Phật cũng dần dần sát gần hơn. Vị trí ban đầu của tượng Phật bây giờ Thầy không còn thấy nữa và, Thầy đã ra dấu hiệu cho chúng tôi để tượng Phật sát gần hơn và gần hơn nữa. Mãi đến lúc 14 giờ 30 Thầy bảo đưa Thầy lên giường và, cũng từ đó Thầy ra hiệu ngưng dùng các loại thuốc, rồi Thầy nằm nghiêng theo dáng đức Phật nhập Niết-bàn, chánh niệm niệm Phật. Trong lúc này chúng tôi và tất cả quí Thầy thị giả đều ngồi vây quanh giường Thầy im lặng chánh niệm thầm niệm Phật. Đến 18 giờ hơn Thầy tỏ vẻ muốn uống nuớc và các vị thị giả đặt Thầy nằm ngửa một tí để dùng nước xong lại trả lại vị thế kiết tường nằm nghiêng phía tay phải như cũ và, cũng kể từ đây Thầy ra hiệu là không dùng nước nữa. Lúc này nhịp đâp của tim qua hơi thở của Thầy bắt đầu yếu đi, thưa ra dần và, cho đến lúc đúng 18 giờ 35 phút chiều Thầy hắt hơi thở cuối cùng một cách nhẹ nhàng ra đi vĩnh viễn. Thầy đã an tường xả bỏ báo thân trong tư thế kiết tường, giữa âm vang niệm Phật của Tứ chúng.
Qua Bảy mươi chín năm thác tích bụi trần, trong đó hơn sáu mươi năm thừa hành Phật sự. Đối với bản thân, Thầy lúc nào cũng giữ gìn giới châu thanh tịnh, liên tục tinh tấn nhẫn nhục nghiêm khắc với chính mình nhằm thanh tịnh hóa ba nghiệp thân khẩu ý qua cuộc sống, cộng với lòng từ bi, hỷ xả và, cuộc sống đơn giản tri túc của Thầy trong công phu tu tập, đã biến Thầy thành Người sạch như băng tuyết, hay như từ mà đức Từ phụ thường dùng để chỉ cho các vị Tăng tu hành phạm hạnh giới châu thanh tịnh vào lúc bấy giờ là “Tăng vô sự” nó được thể hiện qua việc làm chủ cuộc sống hằng ngày và, trong việc làm chủ lấy cái chết của mình trong tư thế kiết tường lúc ra đi của Thầy, chúng đã nói lên tất cả những gì chúng tôi muốn nói. Đó chính là cái kết quả nhiệm mầu của giáo pháp đức Phật đã thể hiện qua việc làm chủ được cái chết chính mình qua bốn sự kiện vi diệu nhiệm mầu được chúng tôi sẽ đúc kết sau đây:
1/ Hiện tượng vi điệu nhiệm mầu thứ nhất: Qua hình ảnh cái chết trong tĩnh giác theo ý muốn của chủ nhân đã biến cái xác thân này trở thành phụ thuộc vào ý chí. Ở đây nếu Thầy muốn ngồi trong tư thế kiết già để xả bỏ báo thân cũng được, hay bất cứ tư thế nào nếu Thầy muốn. Đây là hiện tượng vi điệu nhiệm mầu thứ nhất.
2/ Hiện tượng vi diệu nhiệm mầu thứ hai: tuy thân đã cưu mang một căn bệnh hiểm nghèo nan y quái ác của thế gian, nhưng nhờ Tâm Thầy đã làm chủ được cuộc sống trong hiện quán nên Thầy đã thắng khỏi bệnh tật, không bị bệnh tật làm cho thân thể Thầy đau đớn như người thường qua con bệnh ung thư gan (đa ổ này), thắng luôn cả thời gian theo các Bác sĩ thì bệnh của Thầy thời gian tối thiểu là 5 tháng và cho đến tối đa là 10 tháng, nhưng mà ở đây từ khi phát hiện ở giai đọan cuối của con bệnh cho đến ngày Thầy ra đi là 2 tháng đúng và, Thầy thắng luôn cả sự hôn mê sẽ xảy ra sau một vài hôm nữa, thời gian hôn mê phải trải qua hai ngày tối thiểu theo các Bác sĩ chuyên môn và kinh nghiệm về bệnh này, nhưng hiện tượng này lại không xảy ra.
3 / Hiện tượng vi diệu nhiệm mầu thứ ba: vì trong lúc ra đi thân thể Thầy không bị co giựt như những hiện tượng bình thường của người đời, nên da thịt gân cốt trong cơ thể Thầy vẫn mềm nhũn mặc dù có hơi lạnh của một tử thi đáng lý phải cứng đơ sau khi qua đời, nhưng thân thể Thầy mềm nhũn như nguời còn sống. Đó là hiện tượng vi diệu nhiệm mầu thứ ba mà chúng tôi và mọi người ở đây, chưa từng nhìn thấy bao giờ mà nay đã nhìn thấy tận mắt tận tay qua việc lau người thay pháp phục cho Thầy trước giờ nhập kim quang.
4/ Hiện tượng vi diệu nhiệm mầu thứ tư: Ngoài ba kết quả đưa đến hiện tượng vi diệu nhiệm màu như trên về chính bản thân Thầy ra, còn có một hiện tượng vi diệu nhiệm mầu thứ tư do thiên nhiên mang lại vào lúc trước giờ nhập kim quang Thầy độ một vài phút đã xảy ra một trận mưa nhẹ năm mười phút rồi ngưng ngay, tại chính chùa Long Sơn, còn các nơi khác của Nhatrang có hay không thì chúng tôi không biết. Hiện tượng mưa này mọi người đều gọi là: “Hiện tượng trời đất cảm động rơi lệ.” Hiện tượng này nói ra có vẻ là tán dương hơi quá, hay mê tín dị đoan; nhưng trên thực tế vào lúc trước giờ nhập kim quang cho Thầy đã xảy ra như vậy. Vì hiện tượng mưa vào mùa này tại Nhatrang nói ra đúng là chuyện hy hữu, khó tin vì mùa này là mùa hè nóng bức, trước đó không mưa sau đó không mưa! Nhưng đó là một sự thật.
Qua bốn sự kiện vi diệu nhiệm mầu có được về việc ra đi của Thầy, cho chúng ta thấy rằng: Đây chính là cái kết quả tất yếu của công hạnh tu hành phạm hạnh, sạch như băng tuyết của Thầy mang lại như bốn câu kệ mà Hòa Thượng Thích Trí Quang đã ân cần, cẩn trọng khi đi viếng tiễn biệt lần cuối cùng đối với Thầy. Chúng là tấm gương sáng để các hàng Thích tử hậu bối và các hàng Phật tử chúng ta noi theo những giá trị có thể có được, nếu chúng ta biết cách thực hành đúng theo pháp Phật đã dạy. Tùy theo từng căn cơ của mỗi người mà theo đó học tập thực hành áp dụng vào trong cuộc sống của chính mọi người thì, những điều vi diệu nhiệm mầu của những lời dạy đức Đạo sư sẽ mang lại ngay cho mọi người những giá trị thực tiễn rõ ràng trong thực nghiệm hiện tiền cho chính cá nhân mỗi người, mà còn được nhơn thiên cung ngưỡng cúng dường và, cảm động đến cả trời đất nữa.
Phụng cúng chúng trung tôn
Thiện thuận giải thóat giới
Bệnh tử bất khổ thân
Thị thắng dị thục tướng.
Tạm dịch:
Phụng hiến bậc tôn quí giữa chúng
Đã khéo tu theo giới giải thoát
Nên bệnh-tử không làm khổ thân
Đó là tướng quả báo thù thắng.
Kính viếng bậc đáng tôn quí giữa chúng Tăng, Người đã khéo léo thuận tu theo giới giải thóat, nên việc bệnh-chết đã không là làm khổ đến thân người, đó chính là tướng quả báo thù thắng (thiện báo). Đó là những gì Hòa Thượng Thích Trí Quang đã ưu ái tán dương cuộc sống đối với Thầy, điều này hình như chúng tôi chưa bao giờ nghe thấy Hòa Thượng đã tán dương bất cứ vị nào khi qua đời như vậy ngoài câu đi điếu thông thường “A-di-đà Phật”. Và Thượng tọa Tuệ Sỹ, tuy Thầy không ra được lại Nhatrang thăm Thầy chúng tôi lần cuối cùng, trước giờ phút ra đi vĩnh viễn, là vì đang bị quản chế, nhưng vẫn liên hệ thường xuyên với chúng tôi. Thầy đã nhờ Thượng tọa trụ trì Quảng Hương Già Lam Thích Nguyên Giác đọc trước Kim Quan Thầy chúng tôi bốn chữ dành để viếng cho Thầy: “TỊNH NHƯ BĂNG TUYẾT”.
Đó là những gì Thầy đã thể hiện trong cuộc sống của chính mình qua pháp tu thanh tịnh hóa ba nghiệp thân-khẩu-ý của Thầy được thể nghiệm qua bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi theo Giới luật của đức Thế tôn trong hiện quán, cộng với bốn tâm vô lượng được Thầy kết hợp một cách nhuần nhuyễn vào trong cuộc sống của mình. Từ sự thực hành đúng giáo pháp trong cuộc sống như vậy để đưa đến một cái chết theo ý muốn trong an nhiên tự tại, đó là những biểu hiện giá trị của sự nhiệm mầu đối với giáo pháp đức Thế tôn để lại. Qua cuộc sống tịnh như băng tuyết và trước cái chết Thầy đã lảm chủ theo ý muốn của Thầy một cách an nhiên tự tại đã cho chúng ta biết được mọi giá trị linh nghiệm về những lời dạy của đức Thế tôn, nếu chúng ta biết áp dụng khế cơ thì cuộc sống sẽ trở nên an lạc và tự tại.
Như mọi người ai cũng biết, cũng thấy, cũng nghe về cuộc sống tri túc của Thầy: Hơn ba mươi năm một đôi dép cao su, ba y thay đổi, ngày một bữa ngọ và hai bữa tiểu thực cùng chúng Tăng đúng giớ đúng giấc tại trai đường chùa Long Sơn, và những vật dụng cần thiết cho một cuộc sống đơn giản nếu không muốn nói là thô sơ thiếu thốn đối với một Thầy tu bình thường theo đức Phật quan niệm. Trong phòng Thầy ngoài tủ vừa để thờ kính vừa để kinh sách, một giá để chuông, một chiếc bàn gỗ thô sơ cũ kỹ, một chiếc ghế gỗ, một chiếc giường gỗ ngủ đã ngã màu và, một chiếc võng gai đu đưa trong phòng, ngoài ra thì không còn gì nữa. Khi nào có khách thì Thầy tiếp ngoài hành hiên nơi đặc những băng ghế gỗ dài và, cũng chính nơi thóang mát này Thầy làm việc cho mỗi ngày (giờ nào việc nấy) trong việc dịch kinh luật và chứng nghĩa. Đó là cuộc sống của Thầy sau ngày niềm nam Việt nam mất, còn trước đó thì Thầy ở trong một cái cốc đơn sơ trên một ngọn đồi với một người thị giả. Ngày hai buổi mang dù đi làm kinh tế cho chúng Tăng, ngoài công việc này Thầy còn bỏ thì giờ ra để dạy dỗ chúng Tăng, lúc đó còn là một Phật học viện. Cuộc sống của Thầy rất có giờ giấc: Lúc nào làm việc, lúc nào giảng dạy, lúc nào ngủ nghỉ, lúc nào thư giản, lúc nào thể dục, lúc nào ăn uống, lúc nào lễ Phật thì đâu vào đấy không sai một tí nào, ngoại trừ những trục trặc xảy ra ngoài ý muốn. Chúng tôi có diễm phúc được gần gũi hầu Thầy trong vòng sáu năm hơn từ cuối năm 1963 đến 1969. Mặc dù là đệ tử của Thầy, nhưng sau năm 1969 chúng tồi phải vào Già Lam Sàigòn để học Đại học và cho đến ngày hôm nay chúng tôi vẫn ở Sàigòn. Vì hòan cảnh xã hội nên chúng tôi không ở gần Thầy, kể từ đó cho đến nay. Trong thời gian hầu cạnh bên Thầy, nói là hầu Thầy chứ thật ra hồi đó Thầy đi làm cả ngày, chỉ có gặp hầu Thầy vào buổi tối không thôi. Việc hầu Thầy thật ra ngòai việc giặt dũ áo quần hai ngày một bộ đồ nâu sồng, quét nhà quét sân, tưới cây ra thì, chúng tôi không còn làm gì cả ngoại trừ việc học hành theo chương trình giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vào lúc bấy giờ dành cho các Phật học Viện, học Tăng phải học song song cả hai chương trình nội điển và ngoại điển cùng lúc. Cuộc sống của Thầy vào lúc ấy thật là đơn giản, đơn giản hơn cả bây giờ nữa: Vào lúc đó mỗi tối Thầy đi nghỉ đúng 9 giờ và 4 giờ 30 sáng (giờ lúc đó, bây giờ là 3 giờ 30) là dậy, tự thân nấu nước châm trà uống và tụng kinh lễ Phật, sau đó làm vệ sinh cá nhân; đến 6 giờ 30 sáng dùng điểm tâm cùng Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm tại cốc Ngài và, sau đó là mang dù đi xuống hảng Vị Trai lá Bồ-đề làm kinh tế tự túc cho chúng Tăng, đến 10 giờ 30 về dùng ngọ trai cùng Hòa Thượng, sau đó nghỉ trưa và, đúng 2 giờ 30 là đi làm việc, 4 giờ 30 về dùng tiểu thực, sau đó thư giãn cho đến 9 giờ đi nghỉ. Ngoài ra Thầy còn những giờ đứng lớp dạy cho học Tăng, những môn như Duy Thức học, Nhân Minh luận Phật giáo và những môn khác nữa nếu Phật học viện cần Giáo thọ sư cùng những công tác Phật sự giáo dục lúc bấy giờ của Giáo hội. Nhìn chung cuộc sống tri túc đơn giản của Thầy trước kia và bây giờ chúng vẫn không có gì khác nhau; tuy nhiên về mặt làm việc thực hành thì khác: Trước kia Thầy bỏ thì giờ làm kinh tế nuôi dưỡng chúng Tăng thì, bây giờ thay vào việc làm kinh tế Thầy bỏ công ra nghiên cứu dịch thuật kinh luật nhiều hơn và, nhất là vấn đề phối hợp hành trì giới luật với việc áp dụng bốn tâm vô lượng (Tứ vô lượng tâm) được Thầy đem ra áp dụng thực hành trong hiện quán qua cuộc sống một cách triệt để hơn qua tinh tấn nhẫn nhục. Thầy luôn tự nhũ phải tự thắng chính mình và, trong đó có cả việc tự thắng với bệnh tật cùng cái chết, không để chúng chi phối cuộc sống trong hiện quán của Thầy. Thầy đã bị bệnh Tiểu đường hơn mười lăm năm trời, cộng thêm bệnh áp huyết cao nữa, nhưng đối với Thầy bệnh tật cũng chỉ là một nóm thuốc hay để trị căn bệnh tham vọng phát sinh như điều thứ nhất trong 10 điều tâm niệm trong luận Bảo Vương Tam-muội đã dạy: “Nghĩ đến Thân thể thì đừng cầu không bệnh tật, vì nếu không bệnh tật thì tham dục dễ sinh.” Vì vậy cho nên Thầy đối với bệnh tật tự coi đó như là một liều thuốc để trị bệnh vậy, nên trong cuộc sống của Thầy đối với bệnh tật không là gì, hơn nữa Thầy coi đó như là một thứ duyên đủ để hình thành định lý Duyên khởi biến dịch qua chuyện sống-bệnh-chết được luật tắc vô thường chi phối thì, cứ để chúng tự nhiên như nhiên đến và đi như chính nó. Vì vậy theo Thầy, nếu phát hiện có bệnh thì chữa, còn việc thuyên giảm, hay nặng nhẹ gì đó thì, cứ tùy theo chúng mà thân ngũ uẩn này phải chịu không sao hết, chứ việc gì phải đi kiểm tra sức khỏe để ngăn ngừa các thứ bệnh nếu có làm gì! Do Thầy lúc nào cũng có quan niệm lạc quan như vậy, nên khi bệnh ung thư đa ổ của gan Thầy phát tác thì, lúc đó mới phát hiện ra mà đi chữa trị thì chúng đã thuộc vào thời kỳ chót rồi. Có lẽ bệnh nan y này có được là do biến chứng của bệnh tiểu đường mà ra, theo lời của các Bác sĩ chữa trị nói.
Hằng năm cứ vào những ngày cuối tháng 2 âm lịch mỗi năm Thầy vào Sài Gòn để dự lễ huý kỵ Hòa Thượng Già Lam Thích Trí Thủ. Năm này cũng vậy Thầy đã vào Sàigòn dự lễ ngày 01-03-Ất Dậu (09-04-2005); nhưng thần sắc vào lúc bấy giờ của Thầy không còn trong sáng nữa, ai cũng nhận thấy và biết như vậy. Sau đó Thầy trở về lại Nhatrang, và cũng từ đây sức khỏe của Thầy bắt đầu giảm hẳn, tự Thầy cảm thấy trong người bất ổn, ăn uống khó khăn hơn. Mãi cho đến vào buổi chiều ngày 18- 04-2005 (tức ngày 10-03-Ất Dậu) Thầy bị buồn nôn khi dùng tiểu thực. Các Thầy thị giả đã nhanh chóng liên hệ với cô Yến y tá, lo chăm sóc bệnh cho Thầy biết hiện tình của những hiện tượng vừa xảy ra chiều nay của Thầy, khi dùng tiểu thực cho chị biết và, nhờ chị liên hệ với bệnh viện Đa khoa Tỉnh Khánh Hòa xét nghiệm để tìm rõ căn bệnh. Sáng ngày 19-04-2005 (11-03-Ất Dậu), quý Thầy cùng Phật tử quyết định đưa Thầy đi bệnh viện tỉnh Khánh Hoà. Sau khi các Bác sĩ chụp hình, xét nghiệm, chẩn đoán xong, họ nghi Thầy bị u gan và đề nghị đưa Thầy vào Sài Gòn để kiểm tra cho chính xác hơn. Lập tức cùng ngày, quý Thầy đưa Thầy vào Sàigòn và, nhờ Thượng Tọa Thích Phước Trí chùa Van Phước giúp đỡ đưa Thầy vào bệnh viện Chợ Rẫy. Thầy nhập viện sáng ngày 20-04-2005 (12-03-Ất Dậu). Sau khi lập mọi thủ tục xét nghiệm, qua sự trung gian của Thầy Phước Trí và được sự giúp đỡ của chính Bác sĩ Giám đốc bệnh viện, nên mọi thủ tục rờm rà được bỏ qua và Thầy được dùng các máy móc hiện đại để kiểm tra, xét nghiệm. Sau đó các Bác sĩ hội chẩn đồng đưa đến kết luận:
1. Bệnh tiểu đường tuýp 2
2. Huyết áp cao
3. Nghi, K di căn gan đa ổ.
Sau nhiều lần xét nghiệm chẩn đóan nhưng tập thể Bác sĩ ở đây vẫn chưa dám xác định là bệnh của Thầy chính xác là ung thư gan đa ổ. Vì qua những bức phim chụp có thể kết luận được là như vậy, nhưng qua những xét nghiệm máu vẫn thấy máu mang âm tính, nên họ chưa dám xác quyết. Cầm lòng không đậu chúng tôi liên hệ với Bác sĩ Khóang ở bệnh viện An Bình, Bác sĩ trước kia đã trị bệnh thận cho Thượng tọa Tuệ Sỹ và, Hòa Thượng Thích Chí Tín, chúng tôi đem tất cả những hồ sơ bệnh án của Thầy về những kết luận của các Bác sĩ bệnh viện Khánh Hòa và bệnh viện Chợ Rẫy cho Bác sĩ Khóang xem qua. Bác sĩ thưa, chúng con sẽ giúp đỡ bằng cách chờ ngày chủ nhật, bệnh nhân có quyền về nhà thăm, chở Ôn qua bệnh viện An Bình, Chúng con sẽ chờ ở đây và đích thân đưa Ôn đi xét nghiệm. Sau khi chụp hình xét nghiệm xong, Bác sĩ đưa ra kết luận cũng giống như các Bác sĩ ở chợ Rẫy và Nhatrang, nhưng Bác sĩ có lưu ý một nghi ngờ về những hang ổ ở trong gan có thể là do các vi khuẩn của những con sán tạo thành vết (ổ) và, xin các Bác sĩ ở Chợ Rẫy khám xét lại về những nghi ngờ này, nếu những vết (ổ) này không phải do sán lá gan hay nấm tạo ra thì đích thị là bị K di căn gan đa ổ!
Sau khi chúng tôi đem những hồ sơ đã nhờ Bác sĩ Khóang khám nghiệm cho các Bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy xem lại thì, Bác sĩ Đào, người trực tiếp coi sóc bệnh tình cho Thầy đã vui vẻ đồng ý là sẽ làm theo yêu cầu của Bác sĩ Khóang, vì theo như lời Bác sĩ Đào thì Bác sĩ Khóang là Thầy của Bác sĩ trước đây. Sau đó Thầy được đưa đi làm tất cả các xét nghiệm trở lại và chuyển các hồ sơ này qua bên khâu chuyên môn về ung bướu của bệnh viện, cuối cùng ở đây họ kết luận một cách chắc chắn là Thầy đã bị ung thư gan đa ổ. Theo Bác sĩ Khóang và các Bác sĩ ở đây thì tối thiểu trong vòng năm tháng và tối đa là mười tháng nữa Thầy sẽ ra đi.
Qua gần chín ngày ở bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ đã tận tình chữa trị nhưng bệnh Thầy vẫn không thuyên giảm. Vào sáng ngày 28-04-2005 (2o-03-Ất Dậu), các bác sĩ bên khoa ung bướu bệnh viện Chợ Rẫy cho khám nghiệm lần chót, nhưng thật ra họ đã có kết luận rồi, chỉ chở Thầy qua khám nghiệm qua loa gì đó rồi cho Thầy về phòng và, yêu cầu người có trách nhiệm về việc nuôi bệnh Thầy vào văn phòng để họ cho biết kết quả chính xác và yêu cầu chúng tôi ký vào các thứ giấy tờ cần thiết và cho làm giấy xuất viện luôn.
Trưa hôm đó chúng tôi cùng các Thầy thị giả bàn với nhau về việc đưa Thầy về Nhatrang, cuối cùng chúng tôi đã quyết định đưa Thầy về bằng máy bay trong đó có tôi và Thầy Nguyên An sẽ theo hầu Thầy. Còn ngoài Nhatrang, Thầy Minh Thông sau khi về Nhatrang có việc Phật sự trên đường đem xe vào đón Thầy ra, giữa đường thì hay tin Thầy sẽ về bằng máy bay nên đã trở lại đón Thầy và chúng tôi tại phi trường Camranh. Sau khi bàn bạc xong chúng tôi liên hệ với Hòa Thượng Đức Chơn nhờ mua cho ba vé máy bay đi Nhatrang vào ngày mai, nhưng cuối cùng không được phải nhờ đến Thượng tọa Thích Phước Trí và, cũng nhờ Thầy, chiều cỡ 4 giờ mang xe đến đón Thầy về chùa Già lam thăm Hòa Thượng Thích Trí Quang cùng Tăng chúng Già Lam. Chiều hôm đó Thầy về tu viện Quảng Hương Già Lam để thăm Ôn Trí Quang và quý Thầy lần cuối.
Đúng 4 giờ 30 sáng hôm sau Thượng tọa Phước Trí cho xe xuống Già Lam đón Thầy và chúng tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất để đáp máy bay về Nha Trang. Sau khi Thầy được ngồi trên xe lăn theo lối đi đặc biệt dành cho người bệnh, và sau đó Thầy và chúng tôi gặp lại trên phi cơ. Suốt trong thời gian hơn nửa tiếng đồng hồi ngồi trên phi cơ, Thầy vẫn vui vẻ tuy là có hơi mệt, sau khi phi cơ đáp xuống phi trường Camranh, Thầy cũng được một chiếc xe lăn, do nhân viên phi trường đưa ra tận dưới thân phi cơ để đón Thầy vào và, đưa ra tận xe đón Thầy. Sau khi lên xe Thầy được để nằm trên một chiếc ghế nằm dài thõa mái trên xe. Khi xe ra khỏi cổng phi trường, xe dừng lại và dìu Thầy đi tiểu, sau đó lên xe và tiếp tục về đến Nhatrang. Tại chùa Long Sơn, Hòa Thượng Thích Chí Tín, quí Thầy, các học Tăng và một số Phật tử đã có mặt tại đây để chờ đợi đón Thầy. Thầy ngồi đây hàm huyên tâm sự cùng Hòa thượng Chí Tín và chư Tăng cùng Phật tử cỡ nửa tiến đồng hồ, sau đó Thầy được chư Tăng và các Thầy thị giả đưa lên phòng chỗ ở của Thầy.
Chúng tôi ở lại tại đây cho đến ngày Thầy ổn định tất cả là ba ngày, sau đó Thầy đã kêu chúng tôi vào bảo Đức Thắng thôi về trong đó lo việc đi, ở đây Thầy đã được quí Ôn quí Thầy, các y, bác sĩ tận tình giúp đỡ rồi đừng lo gì hết. Khi nào cần thì sẽ nói quí Thầy ở đây kêu ra. Sáng hôm sau chúng tôi từ giả Thầy về lại Sàigòn và nhờ quí Thầy thị giả và cô y tá ở đây, khi nào Thầy có việc gì gấp quan trọng thì cho chúng tôi biết vì lúc bấy giờ chúng tôi đang ở trong thời gian an cư kiết hạ cấm túc, nên việc đi đứng hạn chế tối đa. Trong thời gian chúng tôi ở Già lam thỉnh thỏang vài ba hôm thì liên hệ với các Thầy thị giả, để hỏi thăm bệnh tình của Thầy nặng nhẹ như thế nào.
Từ ngày Thầy trở về lại Nhatrang, ở đây quý Thầy đã kết hợp với các Bác sĩ Đông-Tây y, tiếp tục điều trị cho Thầy. Mặc dù quý Thầy cùng với các Bác sĩ hết lòng chữa trị, nhưng bệnh của Thầy vẫn không thuyên giảm. Một hôm bất chợt chúng tôi gặp Thầy Tâm Nhãn từ Nhatrang vào và, cho hay là bệnh tình của Thầy hiện đang trở nên nặng hơn. Thầy không đi lại được nữa, cho dù có người dìu. Bây giờ muốn cho Thầy đi đâu thì phải đặt Thầy lên một cái ghế có bánh xe mà đẩy đi chứ không còn đi lại hoặc dìu đi như trước kia được nữa, sau đó Thầy đi lo một số công việc khác cho Ôn.
Cũng ngày hôm đó 13-06-2005, tức là ngày 07-5-Ất dậu, sau khi Thầy Tâm Nhãn đi lo công việc cho Ôn thì Đức Thắng nhờ Thầy Thông Trí đi mua cho ba vé tàu lửa cho tôi, Thông Đạt, cùng Thông Trí đi Nhatrang vào cùng ngày hôm đó. Sáng ngày 14-06-2005 tức là ngày 08-05-Ất Dậu chúng tôi đã có mặt tại chùa Long Sơn Nhatrang. Ba anh em chúng tôi lên hầu thăm Thầy, khi mở cửa bước vào phòng Thầy, chúng tôi thấy Thầy hiện đang nằm trên võng cùng ba Thầy thị giả vây quang, Thầy im lặng không nói gì. Chúng tôi vội quì xuống gần võng, miệng không mở được lời nào, nước mắt cứ như từ đâu tuôn trào ra, tôi cầm lòng không được và cứ như thế để cho dòng nước mắt tự do tuôn chảy. Đúng là Thầy không còn bao nhiêu ngày nữa rồi! Thầy cũng không nói lời nào và, khóe mắt của Thầy cũng đang rưng rưng có lẽ vì xúc động, Thầy thị giả lấy khăn lau mắt Thầy. Sau đó chúng tôi thay đổi nhau hầu Thầy, lúc này giọng nói và âm thinh phát ra của thầy bắt đầu lơ lớ hơi khó nghe một chút, đó là ngày 15-06-2005. Sang qua ngày 16-06-2005 vào lúc hơn 2 giờ chiều Thầy tỏ ra mệt nhiều và hơi khó thở, lúc này nhịp đập của tim trở nên lọan xạ hơn. Chúng tôi cho Thầy Minh Thông và cô y tá Nguyễn thị hoàng Yến đang túc trực biết tình trạng của Thầy vừa xảy ra như vậy, nhờ Thầy và cô y tá liên hệ với Bác sĩ bệnh viện Khánh Hòa đến khám, đo và điều chỉnh lại nhịp đập của tim giùm. Sau khi Bác sĩ đem máy móc lên khám, đo và, cho biết kết quả của những hiện tượng của nhịp đập con tim như vậy là do độc tố của căn bệnh gan đã xông đến tim, nên tim không còn giữ được chức năng điều hòa nữa, có thể một trong hai ngày nữa chúng sẽ lên đến não và lúc đó Thầy sẽ bị hôn mê trong vòng hai ngày và ra đi luôn. Bác sĩ và cô y tá bảo họ đã chuẩn bị thuốc giảm đau cho Thầy, khi nào cơn bệnh lên cơn đau đớn thì họ tim thuốc vào để cầm đau. Lúc này chúng tôi thấy nguy cơ Thầy sẽ đi sớm không là bao, nên chúng tôi gọi phone vào Saigòn báo cho Thầy Trù trì Già lam Thích Nguyên Giác và nhờ trình lên Hòa Thượng Thích Trí Quang, HT. Thích Đức Chơn, Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Thầy Lê Mạnh Thát cùng quí vị quen biết ở Sàigòn. Đêm hôm đó, thân Thầy không còn làm chủ được mọi kiểm sóat của đại tiện và tiểu tiện nữa; có điều là vì lúc này Thầy không ăn uống gì nhiều ngoài nước mật ong pha lõan với nước thỉnh thỏang cho thầy uống, nên vẫn còn việc đi tiểu. Mấy hôm trước thì khi nào muốn đi tiểu thì Thầy kêu các vị thị giả hầu cận bên Thầy dìu Thầy đi hoặc ẵm lên ghế đưa vào toilet, nhưng hôm nay mặc dầu Thầy vẫn rất tĩnh táo đối với mọi việc, nhưng khi biết muốn đi thì Thầy kêu đã không kịp rồi hắn tự động ra. Vì vậy cho nên chính tôi thỉnh thỏang cứ năm mười phút là vào phòng Thầy để kiểm sóat và phát hiện những trường hợp như vậy là kêu các vị thị giả thay đồ rồi lau cho Thầy ngay.
Sang ngày 17-06-2005, cũng như mọi ngày thường lệ, khuya Thầy thức vào lúc 3 giờ 30 và, lúc này các Thầy thị giả cũng dậy theo Thầy hết để làm mọi thủ tục hằng ngày, và quây quanh bên Thầy chuyện trò, nhưng rất tiếc là lúc này Thầy không còn nói được nhiều như trước đây, và giọng nói cũng trở nên rất khó nghe hơn, vì lưỡi của Thầy đã bị độc tố xâm chiếm tạo thành những vết thương làm cho lưỡi phải bị tê liệt một phần nào đó, nên lưỡi Thầy nói không được rõ ràng lắm. Có việc gì cần lắm Thầy mới nói, còn không thì thôi. Như thường lệ đúng 6 giờ sáng đưa Thầy ra bao lơn trước thư viện Thầy trò và mọi người quây quần ở đây, chuyện trò thăm hỏi nhau sau một ngày đã qua và chúc một ngày mới an lành. Sau khi Thầy điểm tâm bằng soup xay nhuyễn, hay các thức ăn mền cùng trái cây, chúng tôi và các vị thị giả đưa Thầy vào, nhưng riêng ngày hôm qua và hôm nay Thầy không ra ngòai mà dùng điểm tâm tại phòng luôn. Hôm nay trong người Thầy có hơi khác lạ, Thầy luôn biết mọi biến chuyển trong thân mình. Chúng tôi đôi khi sợ Thầy đau đớn vì cơn bệnh hành hạ, có hỏi Thầy:
“Thầy có đau đớn gì không?”
Thầy đáp:
“Thật ra, có đôi lúc nó đau rêm rêm, chứ không đau lắm.”
Nhiều lúc chúng tôi nghĩ rằng: Có thể vì Thầy sợ chúng tôi lo lắn nên trả lời như vậy, để chúng tôi yên lòng khỏi lo. Nhưng thật ra chúng tôi rất lo về tình trạng đau đớn của con bệnh nan y quái ác này, thường hành hạ bất cứ bệnh nhân nào, lỡ đã cưu mang chúng. Như chúng ta thường thấy thường nghe các Bác sĩ, y tá và mọi người nói về chúng, chúng thường hành hạ nạn nhân trước khi nạn nhân qua đời. Chúng tôi thường theo dõi Thầy trong lúc đang ngủ. Vì chỉ có lúc này con bệnh nổi lên mới có thể hiện ra cho chúng tôi biết được, khi Thầy đang ngủ không làm chủ được xác thân trong lúc ngủ say. Nhưng rõ ràng không hề cho thấy bất cứ một hay hai ba lần gì đó vô tình cho chúng tôi biết trong lúc Thầy ngủ, vì chúng tôi luôn túc trực và thay đổi nhau để thức theo dõi Thầy trong lúc ngủ. Do vậy nên chúng tôi mới tin thật là Thầy không nói dối để cho chúng tôi an lòng khỏi lo! Cho đến giờ phút này, cái giờ phút mà các Bác sĩ và y tá bảo là chất độc của con bệnh ung thư này đã xâm nhập vào đến tim Thầy, chúng đang tạo ra những hiện tượng làm cho nhịp đập của tim không tự chủ được nữa và, chỉ còn một vài ngày nữa là công lên não làm cho Thầy hôn mê trước khi mất. Cho nên họ đã chuẩn bị cho Thầy những thứ thuốc tốt nhất trong việc làm giảm cơn đau. Nhưng cho đến giờ này vẫn chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ rằng Thầy bị đau đớn và sẽ bị hôn mê, Thầy vẫn sáng suốt trong mọi trường hợp, trong mọi ý nghĩ, chỉ có hiện tượng mệt đang xuất hiện, và lời nói của Thầy không còn được rõ cho lắm vì những vết thương bệnh đã và đang xuất hiện trong lưỡi Thầy. Nhân trong lúc Thầy còn đang sáng suốt chúng tôi có đưa ra vấn đề mà trước đây Thầy đã dặn dò ký thác về việc hậu sự cho Thầy, với Hòa Thượnmg Thích Chí Tín Trụ trì chùa Long Sơn, và cũng đã dặn dò chúng tôi trước đây vài ngày. Chúng tôi đưa ra trường hợp Giáo hội hiện tại có thể làm theo ý của họ, nếu không có di chúc của Thầy, điều họ đã tự ý làm như đám của Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, nên chúng tôi có trình những ý nghĩ đó với Thầy! Thầy đã gục đầu đồng ý là họ sẽ làm như vậy, nhưng trong lúc này Thầy không còn đủ sức để cầm viết, viết bản DI CHÚC được. Lúc này chúng tôi gợi ý là chúng con có thể làm bản THỪA HÀNH DI CHÚC và, được sự đồng ý và chữ ký đóng dấu của Hòa Thượng Thích Chí Tín và sẽ đem lên Thầy ký vào bản Thừa Hành Di Chúc này thì, Thầy gật đầu đồng ý. Sau khi chúng tôi lập xong bản Thừa Hành Di Chúc đã được Hòa Thượng Thích Chí Tín ký và đóng dấu, chúng tôi đem lên Thầy ký vào để chứng minh và ấn chứng. Trong lúc Thầy ký chúng tôi cũng chụp hình để làm bằng, vào lúc bấy giờ là 9 giờ 25 phút ngày 17-06-2005 tức là ngày 11-05-Ất Dậu. Sau khi dùng bữa trưa xong Thầy nghỉ trưa cỡ nửa tiếng đồng hồ, sau đó bảo thị giả đưa Thầy xuống võng. Lúc này Thầy và các Thầy thị giả nói chuyện vui với nhau, tinh thần lúc này của Thầy tỏ ra tỉnh táo hơn bao giờ hết, hình như Thầy đang hồi dương theo như từ mà người đời thường nói, tiếng nói của Thầy lúc này cũng rõ ràng và có lực. Đúng 13 giờ 30 Thầy cho thị giả kêu tôi vào để Thầy dặn dò. Khi Đức Thắng vào ngồi bên cạnh võng Thầy, Thầy bảo:
“Những gì đáng dạy thì Thầy đã dạy rồi. Hỗm nay Đức Thắng ra đây cũng khá lâu bốn năm ngày rồi, thế là cũng đủ rồi. Thôi Đức Thắng hãy vào lại Sàigòn mà lo các công tác Phật sự khác.”
Lúc đó vì để làm yên lòng Thầy, Đức Thắng đã thưa với Thầy:
“Dạ vâng, ngày mai hay mốt gì con sẽ trở vào Sàigòn lại. Thầy an tâm đi!”
Sau đó Thầy nhắc đến Tâm Hạnh với Đức Thắng, nhưng vì Đức Thắng hơi vội vàng cho người chạy kêu Tâm Hạnh. Nhưng thật ra sau đó Thầy nói tiếp:
“Đức Thắng coi chừng Tâm Hạnh, ….!” Lúc này Đức Thắng mới vỡ lẽ ra là Thầy lưu ý Đức Thắng về Thầy Tâm Hạnh chứ không phải bảo kêu Tâm Hạnh để dặn dò. Nhưng lúc này vị Thầy được sai đi kêu đó đã đi lâu rồi nên khỏi cần kêu lại, muộn rồi! và tiếp đó là Tâm Hạnh xuất hiện. Sau khi Tâm Hạnh xuất hiện thì Thầy im lặng luôn không nói bất cứ lời nào nữa và, cứ như vậy Thầy nằm im lặng ngó lên tường và trần nhà phía trước nơi chúng tôi có đã thiết trí sẵn tượng Phật A-di-đà. Lúc này sức khỏe Thầy tỏ ra yếu dần trở lại và, thị lực của Thầy cũng bắt đầu bị thu hẹp, khỏang cách của tượng Phật cũng dần dần sát gần hơn. Vị trí ban đầu của tượng Phật bây giờ Thầy không còn thấy nữa và, Thầy đã ra dấu hiệu cho chúng tôi để tượng Phật sát gần hơn và gần hơn nữa. Mãi đến lúc 14 giờ 30 Thầy bảo đưa Thầy lên giường và, cũng từ đó Thầy ra hiệu ngưng dùng các loại thuốc, rồi Thầy nằm nghiêng theo dáng đức Phật nhập Niết-bàn, chánh niệm niệm Phật. Trong lúc này chúng tôi và tất cả quí Thầy thị giả đều ngồi vây quanh giường Thầy im lặng chánh niệm thầm niệm Phật. Đến 18 giờ hơn Thầy tỏ vẻ muốn uống nuớc và các vị thị giả đặt Thầy nằm ngửa một tí để dùng nước xong lại trả lại vị thế kiết tường nằm nghiêng phía tay phải như cũ và, cũng kể từ đây Thầy ra hiệu là không dùng nước nữa. Lúc này nhịp đâp của tim qua hơi thở của Thầy bắt đầu yếu đi, thưa ra dần và, cho đến lúc đúng 18 giờ 35 phút chiều Thầy hắt hơi thở cuối cùng một cách nhẹ nhàng ra đi vĩnh viễn. Thầy đã an tường xả bỏ báo thân trong tư thế kiết tường, giữa âm vang niệm Phật của Tứ chúng.
Qua Bảy mươi chín năm thác tích bụi trần, trong đó hơn sáu mươi năm thừa hành Phật sự. Đối với bản thân, Thầy lúc nào cũng giữ gìn giới châu thanh tịnh, liên tục tinh tấn nhẫn nhục nghiêm khắc với chính mình nhằm thanh tịnh hóa ba nghiệp thân khẩu ý qua cuộc sống, cộng với lòng từ bi, hỷ xả và, cuộc sống đơn giản tri túc của Thầy trong công phu tu tập, đã biến Thầy thành Người sạch như băng tuyết, hay như từ mà đức Từ phụ thường dùng để chỉ cho các vị Tăng tu hành phạm hạnh giới châu thanh tịnh vào lúc bấy giờ là “Tăng vô sự” nó được thể hiện qua việc làm chủ cuộc sống hằng ngày và, trong việc làm chủ lấy cái chết của mình trong tư thế kiết tường lúc ra đi của Thầy, chúng đã nói lên tất cả những gì chúng tôi muốn nói. Đó chính là cái kết quả nhiệm mầu của giáo pháp đức Phật đã thể hiện qua việc làm chủ được cái chết chính mình qua bốn sự kiện vi diệu nhiệm mầu được chúng tôi sẽ đúc kết sau đây:
1/ Hiện tượng vi điệu nhiệm mầu thứ nhất: Qua hình ảnh cái chết trong tĩnh giác theo ý muốn của chủ nhân đã biến cái xác thân này trở thành phụ thuộc vào ý chí. Ở đây nếu Thầy muốn ngồi trong tư thế kiết già để xả bỏ báo thân cũng được, hay bất cứ tư thế nào nếu Thầy muốn. Đây là hiện tượng vi điệu nhiệm mầu thứ nhất.
2/ Hiện tượng vi diệu nhiệm mầu thứ hai: tuy thân đã cưu mang một căn bệnh hiểm nghèo nan y quái ác của thế gian, nhưng nhờ Tâm Thầy đã làm chủ được cuộc sống trong hiện quán nên Thầy đã thắng khỏi bệnh tật, không bị bệnh tật làm cho thân thể Thầy đau đớn như người thường qua con bệnh ung thư gan (đa ổ này), thắng luôn cả thời gian theo các Bác sĩ thì bệnh của Thầy thời gian tối thiểu là 5 tháng và cho đến tối đa là 10 tháng, nhưng mà ở đây từ khi phát hiện ở giai đọan cuối của con bệnh cho đến ngày Thầy ra đi là 2 tháng đúng và, Thầy thắng luôn cả sự hôn mê sẽ xảy ra sau một vài hôm nữa, thời gian hôn mê phải trải qua hai ngày tối thiểu theo các Bác sĩ chuyên môn và kinh nghiệm về bệnh này, nhưng hiện tượng này lại không xảy ra.
3 / Hiện tượng vi diệu nhiệm mầu thứ ba: vì trong lúc ra đi thân thể Thầy không bị co giựt như những hiện tượng bình thường của người đời, nên da thịt gân cốt trong cơ thể Thầy vẫn mềm nhũn mặc dù có hơi lạnh của một tử thi đáng lý phải cứng đơ sau khi qua đời, nhưng thân thể Thầy mềm nhũn như nguời còn sống. Đó là hiện tượng vi diệu nhiệm mầu thứ ba mà chúng tôi và mọi người ở đây, chưa từng nhìn thấy bao giờ mà nay đã nhìn thấy tận mắt tận tay qua việc lau người thay pháp phục cho Thầy trước giờ nhập kim quang.
4/ Hiện tượng vi diệu nhiệm mầu thứ tư: Ngoài ba kết quả đưa đến hiện tượng vi diệu nhiệm màu như trên về chính bản thân Thầy ra, còn có một hiện tượng vi diệu nhiệm mầu thứ tư do thiên nhiên mang lại vào lúc trước giờ nhập kim quang Thầy độ một vài phút đã xảy ra một trận mưa nhẹ năm mười phút rồi ngưng ngay, tại chính chùa Long Sơn, còn các nơi khác của Nhatrang có hay không thì chúng tôi không biết. Hiện tượng mưa này mọi người đều gọi là: “Hiện tượng trời đất cảm động rơi lệ.” Hiện tượng này nói ra có vẻ là tán dương hơi quá, hay mê tín dị đoan; nhưng trên thực tế vào lúc trước giờ nhập kim quang cho Thầy đã xảy ra như vậy. Vì hiện tượng mưa vào mùa này tại Nhatrang nói ra đúng là chuyện hy hữu, khó tin vì mùa này là mùa hè nóng bức, trước đó không mưa sau đó không mưa! Nhưng đó là một sự thật.
Qua bốn sự kiện vi diệu nhiệm mầu có được về việc ra đi của Thầy, cho chúng ta thấy rằng: Đây chính là cái kết quả tất yếu của công hạnh tu hành phạm hạnh, sạch như băng tuyết của Thầy mang lại như bốn câu kệ mà Hòa Thượng Thích Trí Quang đã ân cần, cẩn trọng khi đi viếng tiễn biệt lần cuối cùng đối với Thầy. Chúng là tấm gương sáng để các hàng Thích tử hậu bối và các hàng Phật tử chúng ta noi theo những giá trị có thể có được, nếu chúng ta biết cách thực hành đúng theo pháp Phật đã dạy. Tùy theo từng căn cơ của mỗi người mà theo đó học tập thực hành áp dụng vào trong cuộc sống của chính mọi người thì, những điều vi diệu nhiệm mầu của những lời dạy đức Đạo sư sẽ mang lại ngay cho mọi người những giá trị thực tiễn rõ ràng trong thực nghiệm hiện tiền cho chính cá nhân mỗi người, mà còn được nhơn thiên cung ngưỡng cúng dường và, cảm động đến cả trời đất nữa.
0 nhận xét